Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 11 kì 2

  • 1 Đánh giá

Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập tiếng Việt Ngữ Văn 11 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.

1. Đặc điểm loại hình tiếng Việt

  • Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lậ
  • Đặc điểm nổi bật:
    • Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng
    • Từ không biến đổi hình thái
    • Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị băng trật tự từ và hư từ

=> Xem thêm

2. Tiểu sử tóm tắt

  • Mục đích: Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
  • Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu
  • Cấu tạo:
    • Giới thiệu khái quát về thân nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn...) của người được giới thiệu
    • Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người.
    • Những đóng góp, thành tựu của người được giới thiệu
    • Đánh giá chung

=> Xem thêm

3. Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.
  • Các phương tiện diễn đạt:
    • Về từ ngữ: Sử dụng khá nhiều từ ngữ chính trị
    • Về ngữ pháp: các câu thường có kết cấu chuẩn mực, gắn với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận.
    • Về biện pháp tu từ: không phải lúc nào cũng khô khan mà rất sinh động nhờ sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
  • Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận:
    • Tính công khai về quan điểm chính trị: Quan điểm, đường lối, thái độ chính trị của người viết (người nói) phải được thể hiện một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở
    • Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như để, mà, với, và, tuy, nhưng, do đó mà, như vậy,...để tạo ra tính chặt chẽ của hệ thống lập luận
    • Tính truyền cảm, thuyết phục: giọng điệu hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết; tuỳ thuộc vào phong cách sử dụng ngôn từ của tác giả

=> Xem thêm


  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021