Soạn văn 11 bài: Thao tác lập luận bình luận trang 71 sgk
Thao tác lập luận bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét, đánh giá, bình luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hay trong văn học. Bài học sau đây, sẽ giúp các bạn nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác này!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
- Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với những nhận xét, đánh giá, bàn luận của bản thân về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học. Ví dụ như: bình luận thể thao, bình luận quân sự, bình luận tình hình thời sự,...
Trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ có đưa ra những nhận định, đánh giá đúng - sai, hay - dở, đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng. Tất cả những lập luận này đều nhằm hướng tới khẳng định vai trò quan trọng của việc cần phải xây dựng một hệ thống luật phép cho quốc gia.
- Nguyễn Trường Tộ có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, ai nấy đều đã thống nhất rõ ràng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.
Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời các lập luận cũng là để hướng vào thuyết phục người đọc tán đồng với những nhận xét, đánh giá, đề xuất của tác giả.
II. Cách bình luận
- Có nhiều cách bình luận, nhưng phải tuân thủ theo ba bước sau:
- Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
- Chú ý:
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Câu 1: Trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2
Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng? Vì sao?
Câu 2: Trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2
Trong đoạn trích dưới đây có sử dụng thao tác lập luận bình luận không? Căn cứ vào đâu để anh (chị) có thể kết luận là có (hoặc không)?
Câu 3: Trang 74 sgk ngữ văn 11 tập 2
Sau khi đọc và suy nghĩ kĩ về đoạn trích Xin lập khoa luật, anh (chị) thấy mình có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thao tác lập luận bình luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
Xem thêm bài viết khác
- Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
- Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các ví dụ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tôi yêu em
- Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"
- Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện
- Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?
- Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào?
- Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: "Lòng yêu nước... không bao giờ quên" Bài tập 3 trang 108 Ngữ văn 11
- Nội dung chính bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và về tình yêu