Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ in đậm vào vị trí khác trong câu.
c) Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ in đậm vào vị trí khác trong câu. Phân tích sự khác nhau trong cách diễn đạt của câu đã cho với câu viết lại.
(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
(Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)
(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
(Nguyễn Khuyến, Hội tây)
Bài làm:
(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Viết lại:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy những mấy ngàn dâu xanh xanh.
Việc đảo vị ngữ xanh xanh lên trước những mấy ngàn dâu có tác dụng nhấn mạnh màu xanh ngút ngàn, mênh mông của không gian.
Trong khi đó nếu đổi lại thành cụm CV mấy ngàn dâu xanh xanh thì sẽ không đem lại tác dụng nhấn mạnh này. Ngoài ra sự thay đổi này còn khiến câu thơ mất đi sự hài hòa về ngữ âm, mất đi tính nhạc.
(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
Viết lại:
Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
-> Ở câu nguyên bản, từ Hoảng quá được đặt ở vị trí đầu câu (là vị ngữ đảo), đứng trước CN và VN có tác dụng nhấn mạnh trạng thái tâm lsi của anh Dậu.
Nếu viết lại như câu sau, từ hoảng quá đóng vai trò là vị ngữ, biểu thị trạng thái xảy ra đồng thời với các hành động để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. (tức là không được nhấn mạnh)
(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Viết lại:
Nhiều chị cậy sức nhún cây đu
Lắm anh tham tiền leo cột mỡ.
-> Việc đảo trật tự cú pháp như trong nguyên bản có tác dụng thể hiện thái độ châm biếm, đả kích mạnh mẽ sự suy tàn về đạo đức trong xã hội.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 8 VNEN bài 23: Nước Đại Việt ta
- Sau đây là những lưu ý về tác dụng của trật tự từ của câu. Hãy khoanh tròn vào (Đ) hoặc sai (S) với từng nhận xét:
- Hình ảnh nhà thơ và vầng trăng có mối giao hòa như thế nào...
- Chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,… của em về vị trí, vai trò của Thủ đô đối với một đất nước.
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu thơ sau:
- ) Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, ...
- Đọc thông tin trong bảng sau:...
- Cách viết văn bản thông báo
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của O – Henri.
- Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn học nước ngoài đã được học trong chương trình.
- Phần kết thúc của văn bản tường trình cần có những thông tin gì?
- Em hãy nhận xét về cách lập luận thể hiện trong văn bản.