Nhận xét về những nét khác biệt cơ bản giữa thơ mới và thơ trung đại qua những bài thơ đã học.

  • 1 Đánh giá

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Nhận xét về những nét khác biệt cơ bản giữa thơ mới và thơ trung đại qua những bài thơ đã học.

Bài làm:

Những nét khác biệt cơ bản giữa thơ mới và thơ trung đại:

- Về nội dung:

+ Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn.

VD: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

+ Thơ mới có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.

VD: Quê hương của Tế Hanh

- Về hình thức:

+ Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt.

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ (lời ít, ý nghĩa) nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

+ Thơ mới không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp, thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gân với đời sống.

VD: Bài thơ "Nhớ rừng" với thể thơ tự do.

  • 21 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021