Đoạn văn sau đây nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"?
c) Đoạn văn sau đây nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ...". Nguyễn Trãi không phài là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa "mối hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
Bài làm:
Cả hai luận điểm nêu trên đều chưa thực sự phù hợp. Ta có thể thay đổi thành luận điểm : “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.
Lựa chọn như vậy vì hai luận điểm mà đề bài đưa ra đều không khái quát, thâu tóm được vấn đề chính mà đoạn văn nói đến.
Xem thêm bài viết khác
- Sự đối lập trên gợi cho người đọc cảm xúc gì về nhân vật ông đồ và tâm sự của nhà thơ?
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu thơ sau:
- Ghi lại một đoạn hội thoại ngắn (khoảng 3- 4 hành động nói) giữa một người bán hàng và một người mua hàng.
- Nhan đề "Thuế máu" gợi cho em suy nghĩ gì?
- Chỉ ra 3 luận điểm chính mà tác giả đã trình bày trong ba đoạn của văn bản
- Theo em, khi viết một đoạn văn thuyết minh, cần xác định và sắp xếp ý như thế nào?
- Tìm ví dụ và phân tích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu theo các ý:
- Văn bản thông báo có gì giống và khác văn bản tường trình
- Nhận xét về câu thơ thứ 2 của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có ý kiến cho rằng từ “sẵn sàng” chỉ sự có sẵn của “cháo bẹ rau măng”,
- Bài tấu đề cập đến những “phép học” nào ? Em hiểu bản chất của những “phép học” đó là gì?
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I?
- Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?