Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai trái gì của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những việc đúng nên làm là gì?
d) Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai trái gì của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những việc đúng nên làm là gì?
Bài làm:
Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ: thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh của đất nước ngàn cân treo sợi tóc, không biết hổ thẹn khi bị kẻ thù làm nhục, không biết căm tức khi phải hầu hạ bọn giặc... tập trung phê phán hành động sai trái, sa vào những thú vui tầm thường (vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê gái đẹp) của tướng sĩ. Những thú vui ấy tưởng như nhỏ nhặt nhưng tác hại ghê gớm (thái ấp, bổng lộc không còn; vợ con khốn cùng, gia quyến tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục...).
Đồng thời ông cũng vạch ra hướng đi đúng đắn, những việc nên làm cho tướng sĩ của mình:
- Khuyên bảo họ cần “đặt mồi lửa” – biết lo xa. Nêu cao tinh thần cảnh giác.
- Huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ, học tập binh thư yếu lược.
=> Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước cùng lợi ích của bản thân.
Xem thêm bài viết khác
- So sánh với bài Sông núi nước Nam (đã học lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
- Dựa vào kết cấu của bài thơ Đi đường (khai – thừa – chuyển – hợp), mối liên hệ lô – gic giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba, hãy hoàn thành bảng sau:
- Soạn văn 8 VNEN bài 29: Chương trình địa phương Soạn Văn 8
- Soạn văn 8 VNEN bài 19: Tức cảnh Pác Bó
- Facebook – nên sử dụng thế nào cho hiệu quả? Văn lớp 8
- Từ hình tượng nhân vật Đôn – ki – hô – tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em rút ra kinh nghiệm gì về việc đọc sách?
- Tính cách của ông Giuốc – đanh được khắc họa ở mỗi cảnh có sự phát triển như thế nào? Ông đã bị lợi dụng ra sao?
- Đọc lại bài thơ Nhớ rừng và chỉ ra những câu nghi vấn trong bài thơ. Dấu hiệu nào về mặt hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?
- Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích.
- Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?
- Chỉ ra 3 luận điểm chính mà tác giả đã trình bày trong ba đoạn của văn bản
- Đọc những vế câu/ câu trong bảng dưới đây và thực hiện các yêu cầu: