Xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
1. Xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
Chân:
a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
( Nguyên Hồng)
b.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
( Ca dao)
c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
( Thánh Gióng)
Chạy:
a, Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân...( Cao Duy Sơn)
b. Xe chạy chậm chậm ( Nguyên Hồng)
c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu ( Nguyên Hồng)
d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thức ( Mộng Tuyết)
Bài làm:
Chân:
a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy
b. Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.
c. Phần dưới cùng của một ngọn núi, tiếp giáp mặt đất
Chạy
a. Chạy: Là động từ chỉ tốc độ đi của con người, đi nhanh quá là chạy
b. Chạy: là hoạt động một phương tiện nào khách đang di chuyển tới nơi khác trên một bề mặt
c. Chạy: khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt đượcc cái đang cần, đang muốn
d. Chạy: trải dài, kéo dài, nằm trải ra thành dải dài
Xem thêm bài viết khác
- Nêu tác dụng của việc làm thơ lục bát và tập viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài:Đồng Tháp Mười mùa nước
- Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trong lòng mẹ trang 51
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá trang 104
- Nêu các bước tiến hành một văn bản
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi trang 55
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài Sự tích Hồ Gươm
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá trang 47
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt trang 78
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Vẻ đẹp của một bài ca dao