Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"
326 lượt xem
Câu 1: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2
Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
Bài làm:
- Qua câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài": Hai chữ "bâng khuâng" thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ là cảm giác buồn sầu trước dòng sông rộng lớn. "Trời rộng" được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ. Qua câu thơ đề từ cảm nhận được nỗi bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước sự mênh mông của con sông, đồng thời cảm nhận được nỗi nhớ da diết của tác giả.
- Mối lên hệ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ trong bài: câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh trời rộng sông dài ( tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại ( của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Nghĩa của câu
- Bài điếu văn này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần
- Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ
- Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: "Lòng yêu nước... không bao giờ quên"
- Soạn văn 11 bài: Tôi yêu em trang 59 sgk
- Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bình luận
- Câu 3 trang 116 sgk Ngữ văn 11 tập 2
- Qua bài tiểu luận, anh (Chị) hiểu thêm gì về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn và thanh niên đương thời?
- Phân tích vì sao tác giả nói: chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại đáng thương và tội nghiệp
- Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao
- Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?