Bài 26: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (Tiếp theo)
Hôm nay, chúng ta tiếp tục đến với tiết hai của bài: "Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung". Nếu như ở bài trước, chúng ta tìm hiểu về người dân, về hoạt động sản xuất chính của người dân nơi đây thì hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nền công nghiệp, du lịch và lễ hội của duyên hải miền Trung. Cùng đến với bài học ngay sau đây, để đi sâu và tìm hiểu kĩ hơn về những vấn đề này.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
3. Hoạt động du lịch
- Duyên hải miền Trung có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, phủ cát trắng, nước trong xanh như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Lăng Cô (Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận)…
- Có nhiều di sản văn hóa: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn.
- Duyên hải miền Trung ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.
CH: Hãy kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết?
Trả lời:
Một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết là:
- Sầm Sơn (Thanh Hóa)
- Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế)
- Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng)
- Nha Trang (Khánh Hòa)
- Mũi Né (Bình Thuận)…
4. Phát triển công nghiệp
- Hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều đã góp phần giúp người dân có thêm việc làm và thu nhập.
- Quảng Ngãi đã có nhà máy lọc dầu lớn đầu tiên của Việt Nam.
CH: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung?
Trả lời:
- Vùng duyên hải miền Trung có thể xây dựng nhà máy đường vì ở khu vực này mía được trồng nhiều nên có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công lao động đông đúc và giao thông vận tải thuận lợi.
- Vùng có thể xây dựng nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền vì: ở vùng này có nhiều hải cảng, tất cả các tỉnh đều giáp biển nên tàu thuyền đi lại và hoạt động nhiều.
CH: Dựa vào hình 11, em hãy cho biết một số công việc để sản xuất đường từ cây mía?
Trả lời:
Để sản xuất đường từ cây mía, cần phải trải qua các công việc:
- Bước 1: Thu hoạch mía
- Bước 2: Vận chuyển mía
- Bước 3: Sản xuất đường thô
- Bước 4: Sản xuất đường kết tinh
- Bước 5: Đóng gói thành sản phẩm và mang tiêu thụ.
5. Lễ hội
- Nhiều lễ hội được diễn ra như rước cá Ông, Ka-tê, Tháp Bà…
- Trong lễ hội thường gắn liền với các hoạt động văn nghệ, thể thao như múa, hát, bơi thuyền…diễn ra sôi nổi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 144 – sgk địa lí 4
Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
Câu 2: Trang 144 – sgk địa lí 4
Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung?
Câu 3: Trang 144 – sgk địa lí 4
Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía?
Xem thêm bài viết khác
- Tìm và xác định vị trí thành phố Hải Phòng trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- Bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) sgk Địa lí 4 Trang 106
- Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía?
- Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp) sgk Địa lí 4 Trang 124
- Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản?
- Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
- Bài 9: Thành phố Đà Lạt sgk Địa lí 4 Trang 93
- Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- Bài 31 – 32: Ôn tập sgk Địa lí 4 Trang 155
- Em hãy kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi, giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh?
- Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?