Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung sgk Địa lí 4 Trang 135
Ở những bài trước, các con đã được tìm hiểu về đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm đồng bằng duyên hải miền Trung. Liệu đồng bằng ở đây có điều gì đặc biệt, bây giờ chúng ta cùng bắt đầu đến với bài học.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển
- Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp
- Ven biển có các cồn cát cao 20 – 30 m
- Nơi thấp trũng vùng cửa sông có các đầm, phá.
CH: Quan sát hình 1, em hãy đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
Trả lời:
Tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:
- Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh
- Đồng bằng Bình – Trị - Thiên
- Đồng bằng Nam – Ngãi
- Đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa
- Đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận.
CH: Quan sát hình 2, đọc tên các đầm, phá ở Thừa Thiên Huế?
Trả lời:
- Tên đầm, phá ở Thừa Thiên Huế là đẩm Cầu Hai và Phá Tam Giang.
2. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam
- Dãy núi Bạch Mã đâm ra biển là bức tường chắn gió mùa đông bắc khiến hai miền Nam và Bắc đồng bằng duyên hải miền Trung có khí hậu khác biệt.
Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã | Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã |
Có mùa đông lạnh | Không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô. |
Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ. | Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm. |
- Vào mùa hạ ít mưa, không khí khô, nóng.
- Vào cuối năm thường có mưa lớn và bão, gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
CH: Dựa vào hình 1 em hãy:
- Chỉ dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân?
- Đọc tên hai thành phố ở phía Bắc và nam dãy núi Bạch Mã?
Trả lời:
- Vị trí dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân trên bản đồ: Các em dựa vào Lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung để chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân.
- Thành phố ở phía Bắc dãy núi Bạch Mã là thành phố Huế
- Thành phố ở phía Nam dãy núi Bạch Mã là thành phố Đà Nẵng.
CH: Quan sát hình 4, mô tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân?
Trả lời:
- Đường vượt núi trên đèo Hải Vân: Đường nằm trên sườn núi, đường uốn lượn quanh co, bên trái là sườn núi cao chênh vênh, bên phải là sườn núi dốc xuống biển.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 137 – sgk địa lí 4
Dựa vào hình 1, em hãy kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
Câu 2: Trang 137 – sgk địa lí 4
Ghi vào vở rồi đánh dấu ý em cho là đúng nhất: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
- Đồng bằng nằm ở ven biển.
- Đồng bằng có nhiều cồn cát.
- Đồng bằng có nhiều đầm, phá.
- Núi lan ra sát biển
Câu 3: Trang 137 – sgk địa lí 4
Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
Xem thêm bài viết khác
- Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung?
- Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ sgk Địa lí 4 Trang 103
- Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ?
- Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Chợ Phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh sgk Địa lí 4 Trang 127
- Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?
- Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng?
- Hãy mô tả vùng Trung du Bắc Bộ?
- Hãy nêu tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội?
- Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp) sgk Địa lí 4 Trang 124