Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt

42 lượt xem

Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị. Để hiểu hơn về ngành trồng trọt, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Cây lương thực

1. Vai trò

  • Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc
  • Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
  • Nguồn xuất khẩu có giá trị.

2. Các cây lương thực chính

Lúa gạo

  • Đặc điểm sinh thái:
    • Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước.
    • Đất phù sa màu mỡ, cần nhiều phân bón.
  • Phân bố:
    • Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam …
    • Các nước xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kì.

Lúa mì

  • Đặc điểm sinh thái:
    • Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp.
    • Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.
  • Phân bố:
    • Miền ôn đới và cận nhiệt.
    • Nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên bang Nga, Canađa, Úc…

Ngô

  • Đặc điểm sinh thái:
    • Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
    • Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
  • Phân bố:
    • Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng.
    • Nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp..

3. Cây lương thực khác

  • Đặc điểm: dễ tính, không kén đất, không cần nhiều công chăm sóc
  • Vai trò: Làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp rượu bia và lương thực ở một số nước đang phát triển.
  • Một số cây hoa màu:
    • Cây hoa màu ôn đới: đại mạch, kiều mạch, yến mạch, khoai tây…
    • Cây hoa màu vùng cận nhiệt đới: khoai lang, sắn, kê, cao lương…

II. Cây công nghiệp

1. Vai trò và đặc điểm

  • Vai trò:
    • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
    • Tận dụng đất, khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.
    • Phục vụ xuất khẩu.
  • Đặc điểm:
    • Ưa nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp
    • Cần nhiều lao động có kinh nghiệm và kĩ thuật
    • Trồng tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

2. Các cây công nghiệp chủ yếu

  • Cây lấy đường: Mí, củ cải đường
  • Cây lấy sợi: cây bông
  • Cây lấy dầu: cây đậu tương
  • Cây cho chất kích thích: cà phê, chè
  • Cây lấy nhựa: cao su

III. Ngành trồng rừng

1. Vai trò của rừng

  • Bảo vệ đất, chống xói mòn
  • Điều hòa lượng nước
  • Là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen quý
  • Cung cấp nguyên liệu cho đời sống và hoạt động sản xuất.

2. Tình hình trồng rừng

  • Rừng đang bị con người tàn phá ngày càng nghiêm trọng
  • Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày đang mở rộng
  • Các nước trồng nhiều rừng: Trung Quốc, Liên bang Nga, Hoa Kỳ.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 108 sgk Địa lí 10

Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 111 sgk Địa lí 10

Dựa vào hình 28.5 , em hãy cho biết các vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 112 sgk Địa lí 10

Cho bảng số liệu :

SẢN LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950- 2003

Năm

1950

1970

1980

1990

2000

2003

Sản lượng

676

1213

1561

1950

2060

2021

  • Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm.
  • Nhận xét

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 112 sgk Địa lí 10

Nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 112 sgk Địa lí 10

Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Vì sao trong tổng sản lượng lương thực xuất khẩu trên thế giới, lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp thì không?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (P2)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội