Bài 35: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

  • 1 Đánh giá

Ngành dịch vụ là ngành phục vụ cho tất cả các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt. Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. Và để tìm hiểu thêm về ngành dịch vụ, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ

  • Khái niệm: Dịch vụ là ngành sản xuất đặc biệt, không trực tiếp tạo ra sản phẩm.

1. Cơ cấu

  • Cơ cấu ngành hết sức phức tạp
  • Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm:
    • Dịch vụ kinh doanh: vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,…
    • Dịch vụ tiêu dùng: hoạt động buôn bán, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân ( y tế, giáo dục, thể dục thể thao…)
    • Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,…

2. Vai trò

  • Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân.
  • Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

  • Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ, đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
  • Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
  • Sự phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến mạng lười ngành dịch vụ.
  • Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư có ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lười ngành dịch vụ.
  • Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu dịch vụ.
  • Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.

  • Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của dịch vụ thường chỉ dưới 50%
  • Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế toàn cầu như dịch vụ tiền tệ, giao thông vận tải, viễn thông, sở hữu trí tuệ.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 135 sgk Địa lí 10

Dựa vào sơ đồ trên, em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 136 sgk Địa lí 10

Dựa vào hình 35, hãy nhận xét về sự phân bố tỉ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 137 sgk Địa lí 10

Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 137 sgk Địa lí 10

Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 137 sgk Địa lí 10

Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 137 sgk Địa lí 10

Dựa vào bảng số liệu:

CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004

Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên và rút ra nhận xét?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 3: Trang 55 - sách TBĐ địa lí 10

Dựa vào bảng số liệu: Các nước dẫn đầu về du lịch trên thế giới năm 2008:

Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên và rút ra nhận xét?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 10 bài 35: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ (P2)


  • 159 lượt xem