Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

  • 1 Đánh giá

Khi sử dụng bản đồ, chúng ta không thể không bắt gặp những kí hiệu biểu hiện, đó chính là ngôn ngữ của bản đồ. Không phải đơn thuần ta dễ dàng thể hiện được các kí hiệu mà nó là cả một quá trình chọn lọc có mục đích và phù hợp với yêu cầu và tỉ lệ bản đồ. Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học “một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ”.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện:

  • Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
  • Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

b. Cách thể hiện: Kí hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vị trí mà nó phân bố trên bản đồ.

c. Các dạng kí hiệu bản đồ chính:

  • Kí hiệu hình học
  • Kí hiệu chữ
  • Kí hiệu tượng hình

d. Khả năng biểu hiện: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện cả số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện: Sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên(hướng gió, dòng biển…) và các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ.

b. Các dạng kí hiệu: Đó là các mũi tên (Véc tơ) hoặc các dải băng.

c. Khả năng biểu hiện:

  • Thể hiện hướng di chuyển của các đối tượng
  • Khối lượng và chất lượng của đối tượng di chuyển

3. Phương pháp điểm chấm

a. Đối tượng biểu hiện: Các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ như các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi…

b. Các dạng kí hiệu: Đó là các dấu chấm (.). Mỗi dấu chấm trên bản đồ đều chứa một giá trị nào đó.

c. Khả năng biểu hiện:

  • Sự phân bố và số lượng các của đối tượng.
  • Đặc điểm của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

a. Đối tượng biểu hiện: Thể hiện giá ti tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ cột đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

b. Các dạng kí hiệu: Đó là bản đồ. Sử dụng các bản đồ để đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản đồ.

c. Khả năng biểu hiện:

  • Số lượng và chất lượng của đối tượng.
  • Cơ cấu của đối tượng

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát hình 2.1, hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Quan sát hình 2.3, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết:

  • Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
  • Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?

=> Xem hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Các đối tượng địa lí hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Hình 2.3 thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (P2)


  • 65 lượt xem