-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất
Trái Đất là một hành tinh trong hệ Măt Trời. Cũng như các hành tinh khác, Trái Đất tự quay quanh trục vừa chuyển động vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Các chuyển động này đã tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái Đất. Cụ thể như thế nào mời các bạn cùng đến với bài học “ hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất”.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
- Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
II. Các mùa trong năm
- Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
- Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
- Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:
* Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
- Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
- Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
- Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
- Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
* Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
- Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
- Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
- Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
- Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)
III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Theo mùa:
* Ở Bắc bán cầu:
- Mùa xuân, mùa hạ:
- Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
- Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
- Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
- Mùa thu và mùa đông:
- Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
- Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
- Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
* Ở Nam bán cầu thì ngược lại:
- Theo vĩ độ:
- Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
- Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
- Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
- Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất cho hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Câu 2: Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam:
“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”.
Câu 3: Sự thay đổi của các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?
Câu 4: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
- Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất? Bài 2 trang 31 SGK Địa lí 10
- Bộ đề thi Địa lý lớp 10 học kì 2 năm 2022 Đề thi Địa lý lớp 10 học kì 2 - có đáp án
- Đề thi Địa lý lớp 10 học kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2021 - 2022 Đề thi Địa lý lớp 10 học kì 2 - có đáp án
- Địa 10 - Soạn Địa 10 chi tiết từng bài
- CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ
- CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
- CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
- Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất
- Bài 10 : Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đại động đất...
- Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- Bài 14: Thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu…
- Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
- CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ
- CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
- CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
- CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
- CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
- CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Không tìm thấy