Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P2)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P2) . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về mùa?

  • A. Một năm có bốn mùa.
  • B. Mọi nơi trên Trái Đất đều có mùa như nhau.
  • C. Có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.
  • D. Hai bán cầu có mùa trái ngược nhau.

Câu 2: Nơi nào sau đây trong năm có hai lần Mặt Tròi lên thiên đỉnh gân nhau nhất?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến,
  • C. Cận chí tuyến.
  • D. Cận xích đạo.

Câu 3: Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất là

  • A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.
  • B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.
  • C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.
  • D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.

Câu 4: Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

  • A. Vòng cực và chí tuyến.
  • B. Vòng cực và hai cực.
  • c. Xích đạo và vòng cực.
  • D. Xích đạo và hai cực.

Câu 5: Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

  • A. Chí tuyến và Xích đạo.
  • B. Xích đạo và vòng cực.
  • C. Vòng cục và chí tuyến.
  • D. Chí tuyến và hai cực.

Câu 6: Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ tinh là:

  • A. Bằng nhau
  • B. Dài gấp khoảng 3 lần
  • C. Dài gấp khoảng 4 lần
  • D. Ngắn hơn

Câu 7: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày

  • A. 21 – 3.
  • B. 22 – 6.
  • C. 23 – 9.
  • D. 22 – 12

Câu 8: Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do

  • A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
  • B. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình,
  • C. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.
  • D. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

Câu 9: Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời vào thời gian

  • A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  • B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  • C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
  • D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 10: Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

  • A. 21 – 3.
  • B. 22 – 6.
  • C. 23 – 9.
  • D. 22 – 12.

Câu 11: Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do

  • A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục.
  • B. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời.
  • C. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.

Câu 12: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

  • A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  • B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  • C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
  • D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 13: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời . Đó là các ngày

  • A. 21 – 3 và 22 – 6.
  • B. 22 – 6 và 23 – 9.
  • C. 23 – 9 và 21 – 3.
  • D. 22 – 6 và 22 – 12.

Câu 14: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Bắc lần lượt là:

  • A. 22 – 12; 23 – 9 ; 22 – 6 ; 21 – 3.
  • B. 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12.
  • C. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.
  • D. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ;22 – 6.

Câu 15: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là

  • A. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6.
  • B. 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 .
  • C. 21 – 3 ; 22 – 6 ;23 – 9 ; 22 – 12 .
  • D. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

Câu 16: Theo dương lịch , mùa hạ ở bán cầu bắc từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 . Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo dương lịch sẽ là

  • A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6.
  • B. Từ 22 – 6 đến 23 – 9.
  • C. Từ 23 – 9 đến 22 – 12.
  • D. Từ 22 – 12 đến 21 – 3.

Câu 17: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

  • A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  • B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
  • C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  • D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 18: Ở bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

  • A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
  • B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
  • C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
  • D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 19: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau ?

  • A. Ở 2 cực.
  • B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
  • C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Câu 20: Khu vực nào sao đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ 1 lần?

  • A. Tại chí tuyến Bắc, Nam.
  • B. Cực Bắc, Nam.
  • C. Nội chí tuyến.
  • D. Ngoại chí tuyến.

Câu 21: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, gọi là

  • A. Mặt Trời lên thiên đỉnh.
  • B. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
  • C. các mùa trong năm.
  • D. chuyển động không thật của Trái Đất.

Câu 22: Nơi nào sau đây không có sự chênh giữa ngày và đêm?

  • A. Chí tuyến.
  • B. Xích đạo.
  • C. Hai cực.
  • D.Vòng cực.

Câu 23: Khu vực có ngày, đêm kéo dài suốt 24 giờ xảy ra tại

  • A. xích đạo đến cực.
  • B. vòng cực đến cực.
  • C. xích đạo.
  • D. chí tuyến.

Câu 24: Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần tại khu vực nào sau đây?

  • A. Chí tuyến Bắc, Nam.
  • B. Cực Bắc và Nam.
  • C. Nội chí tuyến.
  • D. Ngoại chí tuyến.

Câu 25: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau ?

  • A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6.
  • B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.
  • C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9.
  • D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.

Câu 26: Tại hai cực, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào?

  • A. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.
  • B. Ngày địa cực, đêm địa cực.
  • C. Ngày, đêm bằng nhau.
  • D. Ngày dài, đêm ngắn.

Câu 27: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?

  • A. Vùng nội chí tuyến.
  • B. Xích đạo.
  • C. Vùng ngoại chí tuyến.
  • D. Chí tuyến Bắc, Nam.

Câu 28: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là

  • A. chuyển động không có thực của Mặt Trời.
  • B. chuyển động có thực của Mặt Trời.
  • C. Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.
  • D. chuyển động của Mặt Trời tự quay quanh trục.

Câu 29: Ý nào sau đây đúng với chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?

  • A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
  • B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
  • C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P1)
  • 67 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021