Bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài thực hành đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp. Bài thực hành sẽ giúp các bạn cách nhận biết tốt hơn về các thành phần trong một lát cắt. Cụ thể như thế nào chúng ta cùng đến với bài học dưới đây để hiểu rõ hơn.
Đọc lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A – B trên sơ đồ)
a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:
+ Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
+ Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?
b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên):
+ Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?
+ Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?
c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8).
Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp:
+Khu núi cao Hoàng Liên Sơn
+Khu cao nguyên Mộc Châu
+Khu đồng bằng Thanh Hóa
Trả lời:
a. Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:
Tuyến cắt chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua các khu vực địa hình núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu và đồng bằng Thanh Hóa.
Ta có độ dài của tuyến cắt là: 17,5 cm
Tỉ lệ ngang là 1: 2.000.000
=>Chiều dài từ A đến B là: 17,5 x 2.000.000 = 35.000.000 cm hay bằng 350 km.
b. Trên lát cắt từ A – B có:
- Những loại đá:
- Mắc ma xâm nhập, mắc ma phun trào ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Trầm tích trên đá vôi ở khu cao nguyên Mộc Châu.
- Trầm tích phù sa ở Đồng bằng Thanh Hóa.
- Các loại đất:
- Đất mùn núi cao ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Đất pheralit trên đá vôi ở khu cao nguyên Mộc Châu.
- Đất phù sa trẻ ở Đồng bằng Thanh Hóa.
- Các kiểu rừng và điều kiện phát triển:
- Rừng ôn đới phân bố trên khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, với nền nhiệt độ trung bình năm thấp và có lượng mưa lớn. Kiểu rừng này phát triển trên đất mùn núi cao.
- Rừng cận nhiệt đới phân bố trên khu vực địa hình cao của cao nguyên Mộc Châu, trên đất pheralit phong hóa từ đá vôi.
- Rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình thấp của cao nguyên Mộc Châu, với nền nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn, trên đất pheralít phong hóa từ đá vôi.
c. Sự khác biệt khí hậu trong ba khu vực Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa.
- Núi Hoàng Liên Sơn, quanh năm nhiệt độ thấp, tháng cao nhất nhiệt độ 16,4°C, mưa nhiều.
- Cao nguyên Mộc Châu nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 23,1°C, mưa ít.
- Đồng bằng Thanh Hóa nhiệt độ quanh năm cao, tháng cao nhất là 28,9°C, lượng mưa trung bình.
Tổng hợp điều kiện tự nhiên ở ba khi vực trên:
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án câu 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á (Trang 29 – 32 SGK)
- Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành liên của ASEAN.
- Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?
- Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo bảng số liệu dưới đây:
- Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) và nguyên nhân của những khác biệt đó.
- Quan sát hình 20.1, cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?
- Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?
- Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào.
- Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy: Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha)
- Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết: Khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào?
- Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?