Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

13 lượt xem

Việt Nam được chia thành ba miền địa lí tự nhiên. Mỗi miền có những nét nổi bật về cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ

  • Nằm sát chí tuyến Bắc và á nhiệt đới Hoa Nam ( Trung Quốc)
  • Gồm khu đồi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa dông lạnh nhất cả nước.

  • Mùa đông giá lạnh, mưa phùn, gió bấc, mùa đông đến sớm, kết húc muộn, nhiệt độ thấp nhất toàn quốc.
  • Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, có mưa ngâu.
  • Mùa đông lạnh tạo điều kiện cho sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển.
  • Nhiều thiên tai: sương muối, sương giá, hạn hán, bão, lũ lụt…

3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ về Tam Đảo.

  • Địa hình đồi núi thấp là chủ yếu
  • Hướng vòng cung, với nhiều dãy núi cánh cung: sông Ngâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
  • Đồng bằng sông Hồng
  • Đảo và quần đảo trong vịnh Bắc Bộ.
  • Nhiều sông ngòi, các hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Thái Bình, hướng chảy Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, có hai mùa nước rõ rệ, hay xảy ra lũ lụt.

4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng.

  • Khoáng sản giàu nhất so với cả nước: than, sắt, thiếc, đồng…
  • Năng lượng: thủy điện, khí đốt…
  • Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, núi Mẫu Sơn, …
  • Khó khăn: Bão, lũ lụt, hạn hán…
  • Biện pháp: TRồng rừng, nghiêm cấm chặt phá rừng, săn bắn động vật hoang dã. Giữ gìn môi trường tự nhiên trong sạch, nhất là ven sông, ven biển và các khu bảo tồn sinh học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1:(Trang 140 sgk Địa lí 8) xác định vị trí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội