Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Không thể hiểu đúng và sát thực tế khí hậu nước ta nếu chỉ thông qua đặc điểm chung và các số liệu trung bình về nhiệt độ, lượng mưa…trên cả nước. Do vậy, chúng ta phải xem xét tới diễn biến của thời tiết, khí hậu của từng mùa và trên các vùng của lãnh thổ Việt Nam.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông)
- Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
- Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
- Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
- Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.
2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
- Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
- Nhiệt độ cao > 25oC
- Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
- Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
- Thuận lợi:
- Sinh vặt nhiệt đới phát triển quanh năm
- Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.
- Tăng vụ, xen canh, đa canh thuận lợi
- Khó khăn:
- Sâu bệnh phát triển mạnh
- Thiên tai thời tiết có hại nhiều: bão lũ, hạn hán, sương muối, xói mòn, xâm thực đất…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:
– Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.
– Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.
– Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.
Câu 2: Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) và nguyên nhân của những khác biệt đó.
Câu 3: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa.
Câu 4: Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?
=> Trắc nghiệm địa lí 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Xem thêm bài viết khác
- Các dạng địa hình sau dày ở nước ta được hình thành như thế nào?
- So sánh ba nhóm đất chính của nước ta rồi đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.
- Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào ?
- Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta?
- Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- Dựa vào bình sau, hoặc hình 17.1 SGK, hãy cho biết 5 nước tham gia đầu tiên vào ASEAN, những nước nào tham gia sau Việt Nam
- Dựa trên hình 33.1, em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên.
- Tại sao các vùng Tây Nam Á và Trung Á tuy thuộc kiểu khí hậu lục địa khô hạn vẫn có các sông lớn Địa lí 8
- Quan sát hình 19.1, kể tên một số dãy núi và sơn nguyên, đồng bằng ở các châu lục.
- Em hãy sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi đất nước ta và cùng với các bạn tổ chức sinh hoạt văn hóa theo chủ đề trên.
- Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì?
- Dựa vào hình 12.1, em hãy cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào?