Bí kíp để lấy điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí
Khác với thi tự luận, thi trắc nghiệm cần có sự chính xác chứ không đơn thuần là qua loa và “chém gió” như đối với những bài làm tự luận. Vì vậy, bạn cần phải nắm bắt được những “bí kíp” đề có thể đạt được điểm số cao nhất trong kì thi sắp tới.
Từ khi Bộ GD quyết định tổ chức kì thi THPT Quốc gia với hình thức thi trắc nghiệm với môn Địa lí , các bạn học sinh đã gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, không quá nản lòng, hãy thực hiện những điều mà KhoaHoc hướng dẫn dưới đây cho bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tự tin “xông trận” và đưa về một kết quả xứng đáng.
1. Nắm chắc kiến thức cơ bản, đặc trưng từng vùng miền
Như thông báo của Bộ GDĐT, kiến thức thi tại kì thi THPT năm nay chỉ nằm gói gọn trong chương trình Địa lí 12. Do đó, không cần phải học đâu xa, các bạn học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa sau đó biết cách phân tích, nhận xét và khái quát vấn đề. Như vậy là các bạn đã có đủ khả năng để làm được bài kiểm tra tốt.
Đối với các vùng miền, các bạn học sinh phải nắm vững được đặc trưng đặc điểm của từng vùng. Hình thức thi trắc nghiệm, do đó tuyệt đối các bạn không được học tủ. Nó rất nguy hiểm bởi kiến thức trong một đề thi rộng và dàn trải nhiều phần khác nhau, bao quát hơn rất nhiều so với thi tự luận. Ngoài ra, khi các bạn đã nắm vững kiến thức cơ bản, bạn có thể tìm hiểu thêm các chương trình nâng cao để mở mang tầm hiểu biết của mình.
2. Học cách nhận dạng biểu đồ và phân tích, nhận xét bảng số liệu cho sẵn.
Thông thường mỗi dạng biểu đồ sẽ có những “cụm từ khóa nhận biết biểu đồ”. Vì vậy, khi một câu hỏi yêu cầu chọn dạng biểu đồ, bạn chỉ cần căn cứ vào cụm từ đó để chọn đáp án. Tuy nhiên, để có được kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần rèn luyện nhiều về kỹ năng phân tích câu hỏi, nhận biết và vẽ biểu đồ thông qua các cụm từ khóa, lời dẫn nhận biết để xác định loại hình biểu đồ một cách chính xác.
3. Biết sử dụng và phân tích Atlat Địa lí
Có thể nói, “cuốn tài liệu” duy nhất hỗ trợ bạn trong quá trình làm bài kiểm tra đó chính là cuốn Atlat. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sử dụng và phân tích nó.
Nhiều ý kiến đã nhận định rằng, nếu có kĩ năng sử dụng cuốn Atlat thì thí sinh sẽ làm bài kiểm tra tốt. Bởi trong cuốn Atlat không chỉ phong phú về nội dung các biểu đồ mà còn có các dạng tranh ảnh, kí hiệu, biểu tượng…Có nhiều câu hỏi nếu các bạn học sinh biết vận dụng thì sẽ khai thác được một lượng kiến thức khá lớn. Đây thực sự là công cụ đắc lực cho bạn.
Tuy nhiên, các bạn học sinh đừng vì mải mê nghiên cứu Atlat mà bỏ quên đi phần kiến thức nền, kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa. Bởi chỉ có những ai biết kiến thức nền thì mới có khả năng vận dụng công cụ này tốt. Vì thế, các bạn cần nắm chắc kỹ năng phân tích tài liệu đặc biệt này cụ thể là dựa vào Atlat để hiểu các hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp…
Bên cạnh những vấn đề cốt lõi mà KhoaHoc đã hướng dẫn cho bạn ở trên thì yếu tố quan trọng nhất giúp bạn đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới chính là ý thức tự học, cách sắp xếp việc học. Bởi từ lâu ông bà ta đã có câu “ cần cù bù thông mình”. Nếu thực sự chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả như ước muốn.
Xem thêm bài viết khác
- Ôn thi trắc nghiệm môn Địa bài: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Ôn thi trắc nghiệm Địa lí bài: Dân số và phân bố dân cư
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa về biểu đồ
- Ôn thi trắc nghiệm môn Địa bài: Đất nước nhiều đồi núi
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa vùng Tây Nguyên
- Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Địa lí vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa ngành thương mại, du lịch nước ta
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa ngành lâm nghiệp, thủy sản
- Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện THPT quốc gia môn Địa trong cuốn Atlat
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm trang 29 cuốn Atlat Địa lí
- Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa ngành thương mại, du lịch nước ta
- Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm trang 29 cuốn Atlat địa lí