Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?
Câu 2: Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?
Bài làm:
Ở nước ta, quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc luôn được coi là nguyên tắc quan trọng. Và quyền bình đẳng về kinh tế cũng là một trong những nguyên tắc như vậy.
Ở nước ta, kinh tế các vùng miền phát triển không đồng đều. Tuy nhiên, không vì điều đó mà nhà nước chỉ tập trung đầu tư ở các vùng phát triển hay chỉ mải mê tập trung ở những nơi khó khăn. Mà nhà nước luôn bình đẳng, luôn đầu tư cho tất cả các vùng để phát triển kinh tế, không bất kể, đồng bằng miền núi hay vùng xa…Bởi mỗi vùng miền đều có những tiềm năng phát triển của mình, khi được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước sẽ giúp vùng đó vươn lên để làm giàu. Từ đó cũng dần xóa bỏ được sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các dân tộc với nhau, tạo thành một đất nước có nền kinh tế phát triển đồng đều.
Ví dụ: Tây Bắc là vùng núi cao và khó khăn của nước ta. Tuy nhiên, nhà nước vẫn đầu tư mạnh mẽ để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng của khu vực Tây Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã dành một khoản ngân sách lớn đầu tư cho khu vực này. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước dành cho Tây Bắc là trên 15.472 tỷ đồng, chiếm 12,53% của cả nước và bằng 99,8% so với năm 2013. Trong đó, vốn trong nước trên 14.130 tỷ đồng, còn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên 1.430 tỷ đồng để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn…
Xem thêm bài viết khác
- Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Tại sao?
- Em hãy nêu ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Em hãy phân tích những vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại?
- Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trái pháp luật không?
- Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
- Bằng kiến thức đã học và liên hệ với thực tế, em hãy chứng minh pháp luật có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội?
- Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia?
- Hãy sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật sau đây theo các lĩnh vực khác nhau?
- Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của người giải quyết tố cáo?
- Em hãy dùng kiến thức trong bài để trình bày quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại...?
- Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội?
- Bài 2: Thực hiện pháp luật