Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime (P2)

70 lượt xem

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Đại cương về polime. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Hóa học lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bản chất cấu tạo hóa học của sợi bông là xenlulozơ
  • B. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ nilon là poliamit
  • C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao
  • D. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt

Câu 2: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?

  • A. Nilon-6,6
  • B. Polibutađien
  • C. Polietilen
  • D. Poli(vinyl clorua)

Câu 3: Cho dãy các polime sau : xenlulozo, amilozó, amilopectin, glicogen, cao su lưu hoá. Số polime trong dãy có cấu trúc mạch không phân nhánh là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5,

Câu 4: Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon: len, tơ tằm... Vì:

  • A. Len, tơ tằm, tơ nllon có các nhóm (-CO-NH-) trong phân tử kém bền với nhiệt.
  • B. Len, tơ tằm, tơ nllon mềm mại
  • C. Len, tơ tằm, tơ nllon dễ cháy
  • D. Len, tơ tằm, tơ nllon kém bền với nhiệt

Câu 5: Chất nào không phải polime:

  • A. Lipit
  • B. Xenlulozơ
  • C. Amilozơ
  • D. THủy tinh hữu cơ

Câu 6: Tơ nilon (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là:

  • A. C, H, N
  • B. C, H, N, O
  • C. C, H
  • D. C, H, Cl

Câu 7: Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo:

  • A. Poliacrilonitrin
  • B. Polistiren
  • C. Poli ( metyl metacrylat)
  • D. Polietilen

Câu 8: Nhựa polivinylclorua (P.V.C) được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, để tổng hợp ta dùng phản ứng:

  • A. Trùng ngưng
  • B. Trùng hợp
  • C. Polime hóa
  • D. Thủy phân

Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hoá CH4 -> C2H2 -> C2H3Cl -> PVC.

Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

  • A. 358,4.
  • B. 448,0.
  • C. 286,7.
  • D. 224,0.

Câu 10: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 11: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D. CH_{3}-CH_{2}-OH$

Câu 12: Nilon–6,6 là một loại

  • A. tơ visco.
  • B. tơ poliamit.
  • C. polieste.
  • D. tơ axetat.

Câu 13: Tên gọi của polime có ký hiệu PVC là

  • A. poli vinylclorua.
  • B. poli vinylclo.
  • C. poli(vinyl clorua).
  • D. poli (vinyl) clorua.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai ?

  • A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.
  • B. Hầu hết các polime tan trong nước và trong dung môi hữu cơ.
  • C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
  • D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozơ là polime thiên nhiên.

Câu 15: Polime có CT [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?

  • A. Chất dẻo.
  • B. Cao su.
  • C. Tơ nilon.
  • D. Tơ capron.

Câu 16: Cho các chấtsau: NH2CH2COOH, HOOC-CH2-CH2OH, C2H5OH, CH2=CHCl. Số hợp chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 17: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. số polime tổng hợp trong dãy là

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 18: Hãy cho biết có tối đa bao nhiêu polime được tạo thành từ các ancol bậc 2 có mạch cacbon phân nhánh có cùng CTPT C6H14O?

  • A. 6.
  • B. 8.
  • C. 7.
  • D. 9.

Câu 19: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

  • A.CH2=C(CH3)-CH=CH2,C6H5CH=CH2.
  • B.CH2=CH-CH=CH2,C6H5CH=CH2.
  • C. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

  • D. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

Câu 20: Từ amino axit có CT phân tả C3H7NO2 có thể tạo ra được bao nhiêu polime khác nhau?

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 5.
  • D. 4.

Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

  • A. 224,0.
  • B. 286,7.
  • C. 358,4.
  • D. 448,0.

Câu 22: Từ 150 kg metyl metacrylat có thể điều chế được m kg thủy tinh hữu cơ (plexiglas) với hiệu suất 90%. Giá trị của m là

  • A. 135n.
  • B. 150.
  • C. 135.
  • D. 150n.

Câu 23: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên ?

  • A. polietilen
  • B. tinh bột
  • C. polistiren
  • D. xenlulozơ trinitrat
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 13 hóa học 12: Đại cương về polime


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime (P1)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội