Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime (P1)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Đại cương về polime. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Hóa học lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có bao nhiêu mắt xích?

  • A. 3.1023.
  • B. 4.1021.
  • C. 3.1021.
  • D. 3.1024.

Câu 2: Chất nào sau đây khống có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ?

  • A. Propen
  • B. Stiren
  • C. Isopren
  • D. Toluen

Câu 3: Tại sao tơ poliamit lại kém bền về mặt hóa học:

  • A. Có chứa nhóm -COOH
  • B. Có chứa nhóm -
  • C. Có chứa nhóm peptit
  • D. Có chứa liên kết -NH-CO

Câu 4: Polime nào sau đây được tổng họp bằng phản ứng trùng ngưng ?

  • A. poli(metyl metacrylat)
  • B. polistiren
  • C. poliacrilonitrin
  • D. poli(etylen terephtalat)

Câu 5: Khi clo hóa PVC thu được tơ clorin chứa 66,18% clo. Số mắt xích trung bình tác dụng với 1 phân tử clo là

  • A. 1,5.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 2,5.

Câu 6: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng họp trực tiếp từ monome nào sau đây ?

  • A. vinyl clorua
  • B. acrilonitrin
  • C. propilen
  • D. vinyl axetat

Câu 7: Polime có công thức : (CH2-CH(CH3) )nlà sản phẩm của quá trình trùng hợp monome nào sau đây?

  • A.etilen
  • B. stiren
  • C. propilen.
  • D. butađien-1.,3

Câu 8: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit ?

  • A. amilozo
  • B. glicogen.
  • C. cao su lưu hoá
  • D. xenlulozo

Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ?

  • A. etan, etilen, toluen
  • B. propilen, stiren, vinyl clorua
  • C. propan, etilen, stiren
  • D. stiren, clobenzen, isopren

Câu 10: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,80.
  • B. 2,00.
  • C. 0,80.
  • D. 1,25.

Câu 11: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

  • A. Trùng hợp.
  • B. Thủy phân.
  • C. Xà phòng hoá.
  • D. Trùng ngưng.

Câu 12: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

  • A. 113 và 152.
  • B. 121 và 114.
  • C. 113 và 114.
  • D. 121 và 152.

Câu 13: Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polime được gọi là:

  • A. Số monome
  • B. Hệ số polime hóa
  • C. Bản chất polime
  • D. Hệ số trùng hợp

Câu 14: Trong số các polime sau : nhựa bakelit (1) ; polietilen (2); tơ capron (3); poli(vinyl clorua) (4); xenlulozơ (5). Chất thuộc loại polime tổng hợp là

  • A. (1), (2), (3), (5).
  • B. (1). (2), (4), (5).
  • C. (2), (3), (4). (5).
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 15:Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành
  • B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn
  • C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên
  • D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Câu 16: Thế nào là phản ứng trùng hợp ?

  • A. Các monome giống nhau kết hợp lại thành polime
  • B. Các monome có các nhóm chức kết hợp với nhau
  • C. Một monome tạo thành nhiều loại hợp chất khác nhau
  • D. Hai hay nhiều loại monome kết hợp lại thành polime

Câu 17: Polime nào sau đây có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) ?

  • A. PE
  • B. Amilopectin
  • C. PVC
  • D. Nhựa bakelit

Câu 18: Khái niệm nào sau dây không đúng?

  • A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn
  • B. Monome và mắt xích trong phân tử polime là một
  • C. Cao xu thiên nhiên là polime của íopren
  • D. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi đun nóng

Câu 19: Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?

  • A. Hầu hết là những rắn không bay hơi
  • B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng
  • C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt
  • D. Hầu hết các polime đều đồng thời có tính dẻo , tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền

Câu 20: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit terephtalic với chất nào saụ đây ?

  • A. etylen glicol
  • B. etilen
  • C. glixerol
  • D. ancol etylic
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 13 hóa học 12: Đại cương về polime


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime (P2)
  • 150 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021