Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 3: Con lắc đơn (P1)

66 lượt xem

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Con lắc đơn (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Vật lý lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Một con lắc đơn dao động nhỏ, cứ sau khi vật nặng đi được quãng đường ngắn nhất bằng 4 cm thì động năng lại bằng 3 lần thế năng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp tốc độ của vật đạt giá trị cực đại là 0,25s. Khoảng thời gian ngắn nhất để nó đi từ vị trí có tốc độ $8\pi$ cm/s đến vị trí có tốc độ $8\pi \sqrt{3}$ bằng bao nhiêu?

  • A. s
  • B. s
  • C. s
  • D. s

Câu 2: Một con lắn đơn có độ dài bằng l. Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện 5 dao động. Nếu giảm bớt độ dài của nó 15 cm thì trong cùng khoảng thời gian Δt như trước, nó thực hiện được 20 dao động. Cho

  • A. l = 16 cm; f ≈ 1,25 Hz.
  • B. l = 17 cm; f ≈ 1,21 Hz.
  • C. l = 18 cm; f ≈ 1,18 Hz.
  • D. l = 20 cm; f ≈ 1,16 Hz.

Câu 3: Người ta tiến hành thí nghiệm đo chu kì con lắc đơn có chiều dài 1 m tại một nơi trên Trái Đất. Khi cho con lắc thực hiện 10 dao động mất 20 s (lấy π = 3,14). Chu kì dao động của con lắc và gia tốc trọng trường của Trái Đất tại nơi làm thí nghiệm là

  • A. 4 s; 9,86 .
  • B. 2 s; 9,96 .
  • C. 4s; 9,96 .
  • D. 2 s; 9,86 .

Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m, dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường . Lúc t = 0, con lắc đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương với vận tốc 0,5 m/s. Sau 2,5 s vận tốc của con lắc có độ lớn là

  • A. 0
  • B. 0,125 m/s
  • C. 0,5 m/s
  • D. 0,25 m/s.

Câu 5: Chu kì dao động bé của con lắc đơn phụ thuộc vào:

  • A. biên độ dao động
  • B. gia tốc trọng trường
  • C. năng lượng của dao động
  • D. khối lượng của vật nặng

Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ?

  • A. Quỹ đạo dao động của con lắc biến thiên theo quy luật hình sin
  • B. Chu kì của con lắc phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng
  • C. Tốc độ của vật nặng bằng 0 khi vật ở vị trí cao nhất
  • D. Khi vật ở vị trí thấp nhất thì phản lực ở dây có giá trị nhỏ nhất

Câu 7: Tại một nơi trên mặt đất, chu kì dao động của con lắc đơn

  • A. không đổi khi khối lượng vật nặng của con lắc thay đổi
  • B. tăng khi chiều dài dây treo của con lắc giảm
  • C. không đổi khi chiều dài của con lắc thay đổi
  • D. tăng khi khối lượng vật nặng của con lắc tăng

Câu 8: Tại một nơi, chu kì dao động điều hoà của con lắc đơn là 2,0s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21cm thì chu kì dao động điều hoà của nó là 2,2s. Chiều dài ban đầu của con lắc này là

  • A. 101 cm
  • B. 99 cm
  • C. 98 cm
  • D. 100 cm

Câu 9: Trong một khoảng thời gian, một con lắc đơn thực hiện được 30 dao động nhỏ. Nếu tăng chiều dài nó thêm 90 cm thì trong cùng khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 20 dao động nhỏ. Bỏ qua mọi ma sát. Chiều dài ban đầu của con lắc là

  • A. 36 cm
  • B. 48 cm
  • C. 108 cm
  • D. 72 cm

Câu 10: Điều nào sau đây sai khi nói về dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ?

  • A. Chiều dài quỹ đạo bằng hai lần biên độ dao động
  • B. Chu kì con lắc không phụ thuộc khối lượng của vật nặng.
  • C. Tốc độ vật nặng đạt cực đại khi đi qua vị trí cân bằng
  • D. Lực căng dây khi vật nặng qua vị trí cân bằng có giá trị bằng trọng lượng của vật

Câu 11: Một con lắc đơn có độ dài l dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc rơi tự do g, với biên độ góc αo. Khi vật đi qua vị trí có li độ góc α, nó có vận tốc là v. Khi đó, biểu thức của αo2 có dạng

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 12: Trong quá trình dao động điều hoà của con lắc đơn, nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Khi quả nặng ở điểm giới hạn, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật.
  • B. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn lớn hơn trọng lượng vật
  • C. Chu kì dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó
  • D. Khi góc hợp bởi phương dây treo con lắc và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng sẽ tăng

Câu 13: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là m, dao động nhỏ với chu kì T. Nếu tăng khối lượng vật nặng thêm một lượng thì chu kì của vật bằng:

  • A. T
  • B.
  • C. 2T
  • D. không đổi

Câu 14: Con lắc đơn dao động với tần số 5 Hz khi biên độ góc của con lắc là . Khi biên độ góc bằng $4^{\circ}$ thì tần số dao động con lắc bằng:

  • A. 5 Hz
  • B. 10 Hz
  • C. 2,5 Hz
  • D. 4 Hz

Câu 15: Đồ thị diễn tả mối liên hệ giữa bình phương chu kì dao động riêng với chiều dài của con lắc đơn dao động tại một nơi trên mặt đất là một

  • A. hyperbol
  • B. parabol
  • C. elip
  • D. đường thẳng

Câu 16: Cho 3 con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l, 2l, 3l dao động điều hoà tại một điểm nhất định trên mặt đất. Chu kì của các con lắc lần lượt là

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 17: Có hai con lắc đơn mà độ dài của chúng hơn kém nhau 24 cm. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc (1) thực hiện được số dao động gấp 2 lần so với con lắc (2). Độ dài của mỗi con lắc là

  • A. 32 cm và 56 cm
  • B. 16 cm và 40 cm
  • C. 32 cm và 8 cm
  • D. 16 cm và 32 cm

Câu 18: Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc đơn có dây dài và khối lượng m thực hiện được 5 dao động bé, con lắc đơn có dây dài $l_{2}$ và khối lượng 2m thực hiện được 9 dao động bé. Hiệu chiều dài dây treo của hai con lắc là 112 cm. Chiều dài dây treo hai con lắc lần lượt bằng

  • A. 142 cm và 254 cm
  • B. 160 cm và 48 cm
  • C. 140cm và 252cm
  • D. 162cm và 50cm

Câu 19: Một con lắc đơn dao động điều hoà, trong một giây vật đổi chiều chuyển động lần (T là chu kì dao động). Khi tăng khối lượng vật nặng lên 4 lần thì trong một giây vật đổi chiều chuyển động

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 20: Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc đơn thứ nhất thực hiện được 8 chu kì dao động và con lắc đơn thứ hai thực hiện được 10 chu kì dao động. Hiều số chiều dài hai con lắc là 18 cm. Tính chiều dài hai con lắc.

  • A. 50 cm và 68 cm
  • B. 50 cm và 32cm
  • C. 80cm và 72cm
  • D. 32cm và 14cm

Câu 21: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l dao động điều hoà với chu kì T. Nếu cắt bớt chiều dài dây treo một đoạn 0,75m thì chu kì dao động bây giờ là s. Nếu cắt tiếp dây đi một đoạn 1,25m nữa thì chu kì dao động bây giờ là $T_{2}=2$s. Chiều dài l của con lắc ban đầu và chu kì T của nó là

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 22: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m dao động điều hoà với biên độ góc rad tại nơi có gia tốc trọng trường $g=10m/s^{2}$. Lấy $\pi ^{2}=10$. Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ góc $\frac{\pi \sqrt{3}}{40}$ rad là

  • A. 3s
  • B. s
  • C. s
  • D. s

Câu 23: Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây không dãn, khối lượng sợi dây không đáng kể. Khi con lắc dao động điều hoà với chu kì 3s thì hòn bi chuyển động trên một cung tròn dài 4 cm. Thời gian để hòn bi đi được 2 cm kể từ vị trí cân bằng là:

  • A. 1,5 s
  • B. 0,25 s
  • C. 0,5 s
  • D. 0,75 s

Câu 24: Tại nơi có gia tốc trọng trường , con lắc đơn dao động điều hoà với chu kì $\frac{2\pi }{7}$s. Chiều dài của dao động của con lắc bằng:

  • A. 1 m
  • B. 20 cm
  • C. 50 cm
  • D. 1,2 m

Câu 25: Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hoà với chu kì 2s, con lắc đơn có chiều dài 2l dao động điều hoà với chu kì là:

  • A. 2 s
  • B. s
  • C. s
  • D. 4s
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 3 vật lí 12: Con lắc đơn


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 3: Con lắc đơn (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 3: Con lắc đơn (P2)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội