[Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

158 lượt xem

Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 42.1. Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hoá

A. cơ nặng thành điện năng.

B. điện năng thành hoá năng.

C. nhiệt năng thành điện năng

D. điện năng thành cơ năng.

Trả lời:
Chọn đáp án: D

Câu 42.2. Hiện tượng nào dướt đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng.

A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng.

B.Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.

C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.

D. Vật nóng lên khí bị cọ xát.

Trả lời:
Chọn đáp án: A

Câu 42.3. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

A. quả bóng bị Trái Đất hút.

B. quả bóng đã bị biến dạng.

C. thế năng của quá bóng đã chuyến thành động năng.

D. một phần cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng.

Trả lời:
Chọn đáp án: D

Câu 42.4. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đối điện năng thành nhiệt năng?

A. Máy quạt.

B. Bàn là điện.

C. Máy khoan.

D. Máy bơm nước.

Trả lời:
Chọn đáp án: B

Câu 42.5. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy bằng pin?

A. Cơ năng.

B. Nhiệt năng.

C. Hoá năng.

D. Quang năng.

Trả lời:
Chọn đáp án: C

Câu 42.6. Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

A. luôn được bảo toàn,

B. luôn tăng thêm.

C. luôn bị hao hụt,

D. tăng giảm liên tục.

Trả lời:
Chọn đáp án: C

Câu 42.7. Hãy kể tên các thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp.

Trả lời:

  • Thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biển đối thành nhiệt năng: bàn là, nổi cơm điện, ...
  • Thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đối thành quang năng: đèn Led, đèn huỳnh quang, ....
  • Thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành cơ năng: máy bơm, quạt điện, ...

Câu 42.8. Hãy nêu tên ba thiết bị/ dụng cụ trong đó có sự chuyến hoá năng lượng từ

a) hoá nâng thành điện năng.

bì nhiệt năng thành quang năng.

c) điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.

Trả lời:
a) Pin đồng hồ điện tử.

b) Bóng đèn dày tóc.

c) Quạt điện.

Câu 42.9. Sử dụng đóng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đồng hồ chỉ 2.5 kW.h. Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ

tiêu thụ nàng lượng là 2,4kWh. Theo em, định luật báo toàn năng lượng có còn đứng trong trường hợp này không?

Trả lời:

- Trong trường hợp này vì ta chỉ tính toán năng lượng tiêu thụ trên bóng đèn, còn chưa tính đến năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải. Đóng hồ đã đo cả năng lượng tiêu thụ trên bóng đèn và năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải. Do đó, định luật báo toàn năng lượng vẫn đúng trong trường hợp này.

Câu 42.10.Trong cuộc thảo luận về khoa học kĩ thuật, bạn An đề xuất mô hình như sau Nếu chỉ để quạt điện làm mát thì chưa tận dụng hết công suất của quạt. Vì vậy, tạ gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh, .... Khi đó, ta sẽ được một thiết bị đa năng, vừa quạt mát và vừa thực hiện được các chức năng khác. Theo em, ý tưởng của bạn An có hợp lí không? Vì sao?

Trả lời:

- Nếu gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh, .... thì cánh quạt sẽ quay chậm lại, Theo định luật bảo toàn năng lượng, không thể xảy ra việc không cung cấp thêm năng lượng cho quạt, quạt phải làm thêm nhiều việc mà tốc độ quay của quạt không đổi. Vì vậy ý tưởng của An không hợp lí.


Cập nhật: 08/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội