Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 1)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10. Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
- A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
- B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản
- C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp
- D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
Câu 2: Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Châu Âu
- B. Châu Phi
- C. Châu Á
- D. Mĩ La tinh
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thể giới thứ hai là gì?
- A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề.
- B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
- C. Thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- D. Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển.
Câu 4: Cơ hội mới để kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thân kì” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ.
- B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
- C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba.
Câu 5: Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra trước các nước Đồng minh, ngoại trừ việc
- A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
- B. hợp tác để phát triển kinh tế
- C. phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh
- D. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
Câu 6: Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng là:
- A. Quân chủ chuyên chế
- B. Quân chủ lập hiến
- C. Cách mạng dân chủ tư sản
- D. Vô sản
Câu 7: Cuộc Chiến tranh lạnh đã làm thay đổi quan hệ giữa
- A. Mĩ và Anh
- B. Mĩ và Liên Xô.
- C. Mĩ và Trung Quốc
- D. Mĩ và Nhật Bản.
Câu 8: Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?
- A. Chiến tranh ác liệt.
- B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
- C. Ngày càng trở nên căng thẳng.
- D. Ổn định và phát triển.
Câu 9: Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ sau những năm 50 của thế kỉ XX đến năm 2000 là
- A. đều là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
- B. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
- C. đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
- D. đều chịu sự cạnh tranh các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?
- A. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX
- B. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
- C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào dưới đây kiểm soát 3/4 dự trữ vàng của thế giới?
- A. Mĩ.
- B. Anh.
- C. Pháp.
- D. Nhật Bản.
Câu 12: Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu đã trở thành
- A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- B. khối kinh tê tư bản, đứng thứ hai thế giới.
- C. tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.
- D. trung tâm công nghiệp - quốc phòng lớn của thế giới.
Câu 13: Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc về
- A. khoa học - kĩ thuật.
- B. chính trị.
- C. tài chính
- D. công nghệ.
Câu 14: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
- A. bị cạnh tranh gay gắt.
- B. lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
- C. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
- D. là nước có nền kinh tế phát triển
Câu 15: Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đên nền kinh tế Việt Nam là
- A. nâng cao đời sống nhân dân.
- B. du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta.
- C. góp phần xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.
- D. làm thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam.
Câu 16: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) có điểm gì tương đông với Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914)?
- A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ
- B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp
- C. Đây mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu
- D. Không đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Câu 17: Mục đích của thực dân Pháp khi đây mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là gì?
- A. Pháp tham vọng làm bá chủ thế giới.
- B. Nhằm bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
- C. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
- D. Muốn độc chiếm thị trường Đông Dương
Câu 18: Việt Nam có đóng góp quan trọng nào đối với tổ chức Liên hợp quốc từ khi gia nhập đến nay?
- A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương và các nghị quyết của Liên hợp quốc.
- B. Trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 - 2009.
- C. Đóng góp trong nhiêu lĩnh vực như xoá đói giảm nghẻo, an ninh lương thực...
- D. Tham gia vào diễn đàn vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không đúng với khái niệm Chiến tranh lạnh?
- A. Là cuộc chiến tranh không nổ súng, không xung đột trực tiếp bằng quân sự.
- B. Là cuộc đối đầu căng thắng giữa hai phe, diễn ra trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá...
- C. Là việc hai siêu cường Liên Xô và Mĩ dùng sức mạnh kinh tê đề không chế các nước đồng minh.
- D. Là cuộc chạy đua quân sự giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 20: Khi tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào dưới đây?
- A. Phong kiến.
- B. Tư bản chủ nghĩa.
- C. Tiền tư bản chủ nghĩa.
- D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 21: Khuynh hướng vô sản ở Việt Nam hoàn toàn thắng thế trước khuynh hướng dân chủ tư sản trong những thập niên đầu của thế kỉ XX gắn với sự kiện nào dưới đây?
- A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- C. Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- D. Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập.
Câu 22: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì
- A. Tây Âu muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- B. Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản.
- C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu.
- D. Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 23: Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế ki XXI, Việt Nam có thuận lợi gì?
- A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
- C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá.
- D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - kĩ thuật.
Câu 24: Tổ chức đầu tiên khởi nguồn cho sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU) là
- A. Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC).
- B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM).
- C. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- D.Cộng đồng châu Âu (EC).
Câu 25: Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu Nguyễn Ái Quôc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản?
- A. Viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
- B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- C. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đên Hội nghị Véc-xai.
- D. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 26: Mục tiêu đấu tranh của phong trào yêu nước dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1925 là gì?
- A. Đòi một số quyên lợi về kinh tế và các quyền tự do dân chủ.
- B. Chống bọn tư bản Pháp năm độc quyền xuất cảng lúa gạo.
- C. Đòi nhà cầm quyền Pháp thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
- D. Thành lập Đảng Lập hiện, tập hợp lực lượng chông Pháp.
Câu 27: Nguyên nhân chủ quan dẫn tới sự thất bại của phong trào dân tộc dân chủ (1919 - 1925) là do
- A. thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào.
- B. hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
- C. chưa có đường lối đúng đắn, khoa học và thiểu một giai cập tiến bộ đủ sức để lãnh đạo cách mạng.
- D. chủ nghĩa Mác - Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
Câu 28: Giai cấp có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai trong xã hội Việt Nam là
- A. nông dân.
- B. tư sản.
- C. địa chủ.
- D. công nhân.
Câu 29: Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam đã sử dụng hình thức đâu tranh chủ yếu nào dưới đây trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925
- A. Đầu tranh vũ trang
- B. Xuất bản sách, báo tiến bộ.
- C. Bãi công trên quy mô lớn
- D. Đấu tranh nghị trường.
Câu 30: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để
- A. tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho thanh niên Việt Nam.
- B. trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
- C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- D. mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 31: Hãy sắp xếp các tư liệu dưới đây theo thứ tự thời gian xuất hiện
1. Đường Kách mệnh.
2. Bản án chế độ thực dân Pháp.
3. Bản Yêu sách của nhân dân Án Nam.
4. Cương lĩnh chính trị.
- A. 3,2,1,4
- B. 2,3, 1,4.
- C. 3, 2, 4, 1.
- D.4, 1,3, 2.
Câu 32: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
- A. Báo Thanh Niên
- B. Tác phẩm Đường Kách mệnh
- C. Cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.
- D. Báo Người cùng khổ
Câu 33: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1925) là
- A. Chuông rè, Án Nam trẻ, Nhành lúa.
- B. Chuông rẻ, Tin tức, Nhành lúa.
- C. Tin tức, Thời mới, Tiêng dán.
- D. Chuông rè, Án Nam trẻ, Người nhà quê.
Câu 34: Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triên của phong trào công nhân vì
- A. đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thuỷ thủ Trung Quốc.
- B. đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
- C. sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son có rất nhiều cuộc đấu tranh của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội... tiến hành tổng bãi công.
- D. đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai câp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác
Câu 35: Thực dân Pháp dựa vào lực lượng xã hội nào dưới đây để thống trị nhân dân ta?
- A. Nông dân
- B. Công nhân
- C. Tiểu tư sản
- D. Địa chủ phong kiến
Câu 36: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với nước ta khi đã
- A. cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
- B. chiếm được Nam Kì.
- C. chiếm được Bắc Kì.
- D. buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng và kí Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884
Câu 37: Lực lượng nào trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX là tầng lớp nhỏ bé, chưa có thế lực kinh tế?
- A. Công nhân.
- B. Tư sản dân tộc.
- C. Tiểu tư sản
- D. Nông dân.
Câu 38: Sau Hội nghị Véc-xai, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
- A. lực lượng của bản thân minh.
- B. lực lượng của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
- C. lực lượng của các cường quốc trên thế giới.
- D. sức mạnh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Câu 39: Đầu năm 1930, một yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải
- A. tuyên truyền tư tưởng vô sản.
- B. chấm dứt sự lãnh đạo của giai câp tư sản.
- C. tăng cường đấu tranh đòi tự do, dân chủ.
- D. có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước
Câu 40: Những giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Tư sản và vô sản
- B. Tư sản và tiểu tư sản.
- C. Vô sản và đại tư sản
- D. Vô sản và tiểu tư sản.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 4)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P5)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 2)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 16: Hoạt động Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 7: Các nước Mĩ - La tinh
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)