Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7/1969)?
- A. Liên Xô
- B. Nhật
- C. Mĩ
- D. Trung Quốc
Câu 2: Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp bắt nguồn từ nước nào?
- A. Mĩ
- B. Ấn Độ.
- C. Nhật.
- D. Mê-hi-cô.
Câu 3: Từ những năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XIX, từ châu Á, phong trào đấu tranh lan nhanh sang
- A. Nam Á, Bắc Phi
- B. Bắc Phi, Tây Nam Á
- C. Châu Phi
- D. Cả ba câu A, B, C đều sai
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?
- A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
- B. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
- C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925).
- D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
Câu 5: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào năm nào?
- A. Năm 2000
- B. Năm 2001
- C. Năm 2002
- D. Năm 2003
Câu 6: Đặc điểm nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản?
- A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nướC.
- B. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền Kinh tế.
- C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- D. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật.
Câu 7: Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối vói nông dân?
- A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.
- B. Cải cách ruộng đất.
- C. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản.
- D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân
Câu 8: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?
- A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản cỏ ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
- B. Nhờ cải cách ruộng đất.
- C. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
- D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.
Câu 9: Sau "chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:
- A. Lấy quân sự làm trọng điểm.
- B. Lấy chính trị làm trọng điểm.
- C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
- D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.
Câu 10: Cuộc “Đại cách mạng vô sản” ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?
- A. 1966-1969
- B. 1966-1971
- C. 1967-1969
- D. 1967-1970
Câu 11: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới?
- A. Trung Quốc
- B. Liên Xô
- C. Việt Nam
- D. Cu Ba
Câu 12: Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh"?
- A. Ac-hen-ti-na
- B. Braxin
- C. Cu Ba
- D. Mê-hi-cô
Câu 13: Giai cấp mới ra đời do hậu quả của việc đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh là giai cấp nào?
- A. Tư sản
- B. Tiểu tư sản
- C. Công nhân
- D. Địa chủ
Câu 14: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào?
- A. Do "khép kín" cửa trong hoạt động.
- B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu
- C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
- D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 15: Những tờ báo tiến bộ của các tầng lớp tiểu tư sản trong những năm 1919-1926:
- A. Chuông rè, Tin tức, Thanh niên.
- B. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
- C. Thanh niên, Chuông rè, An Nam trẻ.
- D. Người nhà quê, An nam trẻ, Thanh niên.
Câu 16: Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì?
- A. Bóc lột tàn bạo người da đen
- B. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
- C. Tước quyền tự do của người da đen.
- D. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.
Câu 17: Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh" vào năm nào?
- A. 1989.
- B. 1988.
- C. 1990.
- D. 1991.
Câu 18: Liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên?
- A. Khối NATO
- B. Khối VACSAVA
- C. Khối SEATO
- D. A, B, C đúng
Câu 19: Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?
- A. Mĩ
- B. Đức.
- C. Liên Xô.
- D. Trung Quốc
Câu 20: Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi EURO phát hành từ ngày:
- A. 01/01/1999.
- B. 01/02/1999.
- C. 01/03/1999.
- D. 01/04/1999.
Câu 21: Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Đệ quốc Hà Lan
- B. Đế quốc Pháp
- C. Đế quốc Mĩ
- D. Đế quốc Anh.
Câu 22: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của:
- A. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất.
- B. Cách mạng công nghiệp.
- C. Cách mạng văn minh Tin học.
- D. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
Câu 23: Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của XHCN & Đông Âu?
- A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
- B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng XHCN ở Liên Xô.
- C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.
- D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.
Câu 24: Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- A. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ.
- B. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi c.
- C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng,
- D. Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Câu 25: Năm 1950, Trung Quốc đã bắt tay vào khôi phục kinh tế với nhiệm vụ gì?
- A. Tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp.
- B. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng nền công nghiệp.
- C. Phát triển văn hóa, giáo dục.
- D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 26: Năm 1961- 1970, tốc độ tăng trưởng bình quân về công nghiệp của Nhật hằng năm là bao nhiêu?
- A. 12,5%.
- B. 13,5%.
- C. 14,5%.
- D. 15,5%.
Câu 27: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?
- A. Thuộc địa của Anh, Pháp.
- B. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- C. Những nước hoàn toàn độc lập.
- D. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 28: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị nào?
- A. Hội nghị I-an-ta (Liên Xô): 9/2/1945
- B. Hội nghị Xan-phran-xi-xcô (Mĩ): 4-6/1945
- C. Hội nghị Pôt-xơ-đam (Đức): 7-8/1945
- D. A, B đúng
Câu 29: Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
- A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩA.
- B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
- C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
- D. "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 30: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
- B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật.
- D. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
Câu 31: Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đó là những cuộc cách mạng nào?
- A. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế ki XX
- B. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII vả cách mạng khoa hoc kĩ thuật thế kỉ XX.
- C. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thể kỉ XX đen nay.
- D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thể kỉ XX.
Câu 32: Tháng 8/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nước nào sau đây đã giành chính quyền?
- A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
- B. Việt Nam, Lào.
- C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
- D. Việt Nam, Campuchia.
Câu 33: Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO năm nào?
- A. 1954.
- B. 1955.
- C. 1956.
- D. 1957.
Câu 34: Công cuộc cải tổ của M. Goóc-ba-chốp bắt đầu từ năm nào?
- A. 1985
- B. 1986
- C. 1987
- D. 1988
Câu 35: Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?
- A. 1944
- B. 1945
- C. 1949
- D. 1950
Câu 36: Sau khi thất bại, Tường Giới Thạch đã chạy đi đâu?
- A. Mĩ
- B. Đài Loan
- C. Hồng Công
- D. Nam Hải
Câu 37: Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than?
- A. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.
- B. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
- C. Nước Pháp rất nghèo về nhiên liệu, nguyên liệu.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 38: Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?
- A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
- B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
- C. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
- D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
Câu 39: Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?
- A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
- B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.
- C. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.
- D. Phải dựa vào viện trự của Mĩ dưới hình thức vay nợ.
Câu 40: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi vì sao?
- A. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.
- B. Cả 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
- C. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
- D. Hệ thống thuộc địa của để quốc lần lượt tan rã.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 3)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1985)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 10)