Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì II (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau khi Hiệp định Pari được kí kết, miền Bắc nước ta tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của hậu phương như thế nào?

  • A. Đưa vào miền Nam, Campuchia và Lào hàng chục vạn bộ đội hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật.
  • B. Đưa vào miền Nam hàng trục vạn bộ đội hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật.
  • C. Đưa vào Sài Gòn – Gia Định hàng trục vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật.
  • D. Đưa vào miền Nam, Campuchia và Lào các loại vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại nhất.

Câu 2: Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5 năm 1950
  • B. Tháng 6 năm 1950
  • C. Tháng 7 năm 1950
  • D. Tháng 8 năm 1950

Câu 3: Nguyên nhân cơ bản của tình trạng khó khăn của đất nước trước thời kì đổi mới là gì?

  • A. Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
  • B. Sự cô lập của các nước đế quốc.
  • C. Thiên tai thường xuyên sảy ra.
  • D. Kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

Câu 4: Sự phân hóa của Việt Nam Cách mạng Thanh Niên dẫn đến sự ra đời của của tổ chức nào?

  • A. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • C. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.
  • D. Cả ba ý trên đều sai.

Câu 5: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:

  • A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.
  • B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân.
  • C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

Câu 6: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận:

  • A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương
  • B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
  • C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
  • D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 7: “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên vùng trời của địa phương nào?

  • A. Sơn La - Lai Châu.
  • B. Việt Bắc.
  • C. Hà Nội - Hải Phòng.
  • D. Nghệ An - Hà Tĩnh.

Câu 8: Mục đích của việc đồng bào cả nước hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ độc lập” mà Chính phủ phát động là:

  • A. Giải quyết khó khăn về tài chính đất nước.
  • B. Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.
  • C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
  • D. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn.

Câu 9: Để quân ngụy có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã làm gì?

  • A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách “bình định”.
  • B. Tăng vốn đầu tư, kỹ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.
  • C. Tăng viện trợ quân sự, giúp đỡ quân đội tay sai số lượng và trang bị hiện đại.
  • D. Bắn phá miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia.

Câu 10: Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai tại đâu?

  • A. Hương Cảng (Trung Quốc).
  • B. Ma Cao (Trung Quốc).
  • C. Pác Bó (Cao Bằng).
  • D. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Câu 11: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa đến cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm?

  • A. Do nội bộ chính quyền ngụy mâu thuẫn.
  • B. Do Mĩ giật dây cho tướng lĩnh Dương Văn Minh.
  • C. Do chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu.
  • D. Do phòng trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân miền Nam trên tất cả các mặt trận, làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

Câu 12: Sau thất bại ở Việt Bắc và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì?

  • A. Dựa vào bọn Việt gian phản động để chống lại ta.
  • B. Tăng viện binh từ bên Pháp sang để giành thế chủ động.
  • C. “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
  • D. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.

Câu 13: Đảng ta vận dụng hai khẩu hiệu nào dưới đây trong phong trào cách mạng 1930-1931?

  • A. “Độc lập đan tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
  • B. “Tự do dân chủ” và “ Cơm áo hòa bình” .
  • C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
  • D. “ Đánh đổ đế quốc” và “Xóa bỏ ngôi vua” .

Câu 14: Ngày 25/4/1976 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước có bao nhiêu cử tri tham gia?

  • A. 20 triệu
  • B. 21 triệu
  • C. 22 triệu
  • D. 23 triệu

Câu 15: Hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc theo quyết định của hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?

  • A.Mĩ, Anh, Pháp, Đức.
  • B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
  • C. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia.
  • D. Liên Xô, Mĩ, Pháp, Việt Nam.

Câu 16: Hình thức đấu tranh thời kì 1936-1939 là hình thức nào?

  • A. Khởi nghĩ vũ trang.
  • B. Kết hợp công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp.
  • C. Chính trị kết hợp với vũ trang.
  • D. Khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa.

Câu 17: Những hành động của Mĩ ở miền Nam sau khi kí hiệp định Pari?

  • A. Nghiêm chỉnh thực hiện những điều khoản đã kí trong hiệp định.
  • B. Rút toàn bộ quân Mĩ ra khõi miền Nam Việt Nam.
  • C. Khắc phục hậu quả chiến tranh do Mĩ gây ra ở miền Nam.
  • D. Giúp chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Pari.

Câu 18: Trong 5 năm (1986 – 1990) về lương thực là gì?

  • A. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
  • B. Đổi mới về chính trị.
  • C. Thực hiện ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
  • D. thực hiện, hiện đại hóa đất nước.

Câu 19: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?

  • A. 6/5/1911
  • B. 5/6/1911
  • C. 7/5/1911
  • D. 8/5/1911

Câu 20: Khẩu hiệu “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, là tinh thần của quân và dân ta trong chiến dịch nào?

  • A. Chiến dịch Biên giới 1950.
  • B.Chiến dịch Tây Bắc 1952.
  • C. Chiến dịch Đông –Xuân 1953-1954.
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 21: Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì?

  • A. Thống nhất về mặt lãnh thổ.
  • B. Hoàn thành việc thống nhất về nhà nước.
  • C. Bầu ra cơ quan của quốc hội.
  • D. Bầu ra ban dự thảo Hiến pháp.

Câu 22: Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất

  • A. Lập hũ gạo tiết kiệm.
  • B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.
  • C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
  • D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.

Câu 23: Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, Mĩ đã áp dụng loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam ?

  • A. Chiến tranh một phía
  • B. Chiến tranh đặc biệt
  • C. Chiến tranh cục bộ
  • D. Việt Nam hóa chiến tranh

Câu 24: Trong chiến dịch Biên giới 1950, trận đánh nào được xem là ác liệt và có ý nghĩa nhất?

  • A. Đông Khê.
  • B. Thất Khê.
  • C. Phục kích đánh địch trên đường số 4.
  • D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.

Câu 25: Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Bắc là gì?

  • A. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp.
  • B. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
  • C. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam.
  • D. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam.

Câu 26: Mục đích của chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

  • A. Đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin.
  • B. Rèn luyện tính kỷ luật cho hội viên.
  • C. Hội viên sống gần gũi với quần chúng.
  • D. Xây dựng phong trào cách mạng ở tận cơ sở.

Câu 27: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai?

  • A. Nguyễn Ái Quốc
  • B. Trần Phú
  • C. Trường Chinh
  • D. Lê Duẩn

Câu 28: Cùng thhời gian với chiến dịch Tây Nguyên ta còn mở chiến dịch đánh địch ở đâu ?

  • A. Ở Phước Long
  • B. Ở Quảng Trị
  • C. Ở Huế Đà Nẵng
  • D. Ở Nha Trang

Câu 29: Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân của ta là

  • A. Kháng chiến toàn diện.
  • B. Kháng chiến dự vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
  • C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
  • D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 30: Cách mạng Việt Nam bước vào thòi kỳ vô cùng khó khăn. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành chính sách khủng bố cực kỳ tàn bạo. Nhiều chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc tử tù. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm lịch sử của cách mạng Việt Nam giai đoạn nào?

  • A. 1930-1931.
  • B. 1931-1932.
  • C. 1933-1934.
  • D. 1934-1935.

Câu 31: Ý nghĩa lớn nhất của cách mạng tháng Tám 1945 là gi?

  • A. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
  • B. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  • C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
  • D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.

Câu 32: Mở đầu chiến dịch Tây Nguyên (4/3/1975) ta đánh nghi binh ở đâu?

  • A. Buôn Ma Thuột
  • B. Kon Tum
  • C. Plâycu
  • D. Plâycu - Kon Tum

Câu 33: Việc tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương là sự thỏa thuận của:

  • A. Pháp và Anh.
  • B. Pháp và Mĩ.
  • C. Pháp và Trung Quốc.
  • D. Pháp và Đức.

Câu 34: Để quân ngụy có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã làm gì?

  • A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách “bình định”.
  • B. Tăng vốn đầu tư, kỹ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.
  • C. Tăng viện trợ quân sự, giúp đỡ quân đội tay sai số lượng và trang bị hiện đại.
  • D. Bắn phá miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia.

Câu 35: Phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1920 do ai đứng đầu?

  • A. Hồ Tùng Mậu
  • B. Lê Hồng Sơn.
  • C. Tôn Đức Thắng.
  • D. Nguyễn Thái Học.

Câu 36: Điểm khác nhau của “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”

  • A. Sử dụng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội tay sai, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, qui mô lớn hơn, ác liệt hơn.
  • B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
  • C. Chiến tranh xâm lược thực dân mới.
  • D. Sử dụng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ.

Câu 37: Tư tưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng chịu ảnh hưởng của trào lưu tư tường nào?

  • A. Chủ nghĩa dân tộc.
  • B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
  • c Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
  • D. Chủ nghĩa dân sinh.

Câu 38: Lệnh Tổng quyển cử trong cả nước được Chính phủ Lâm thời công bố vào thời gian nào?

  • A. Ngày 6 tháng 9 năm 1945.
  • B. Ngày 7 tháng 9 năm 1945.
  • C. Ngày 8 tháng 9 năm 1945.
  • D. Ngày 9 tháng 9 năm 1945.

Câu 39: Mĩ - Diệm ra “ đạo luật 10-59” vào thời gian nào?

  • A. Tháng 4 năm 1959.
  • B. Tháng 5 năm 1959.
  • C. Tháng 10 năm 1959.
  • D. Tháng 11 năm 1959.

Câu 40: Sau 1975 miền bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với những nước nào?

  • A. Làm nghĩa vụ đối với Lào và Cam – pu – chia.
  • B. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với Trung Quốc.
  • C. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với Cu Ba.
  • D. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với các nước Đông Nam Á.
Xem đáp án
  • 60 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021