Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 2). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.
  • B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
  • C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.
  • D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.

Câu 2: Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

  • A. 3/1935 ở Ma Cao - Trung Quốc.
  • B. 3/1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc.
  • C. 3/1935 ở Xiêm - Thái Lan.
  • D. 3/1935 ở Cao Bằng - Việt Nam.

Câu 3: Hậu quả mà thế giới phải gánh chịu trong thời kì Chiến tranh lạnh là gì?

  • A. Luôn trong tình trạng căng thẳng của một cuộc chiến sắp nổ ra.
  • B. Các nước đế quốc đã có một khối lượng khổng lồ về tiền và vũ khí.
  • C. Cả thế giới đều phát triển nhờ chiến tranh.
  • D. Thúc đẩy các nước phát triển về vũ khí hạt nhân.

Câu 4: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Pa-ri là báo

  • A. Thanh Niên
  • B. Người cùng khổ.
  • C. Nhân dân
  • D. Tuổi trẻ.

Câu 5: Trong những năm 1945 - 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh

  • A. thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh.
  • B. nhận sự trợ giúp của Liên Xô.
  • C. giàu tài nguyên thiên nhiên.
  • D. chịu tổn thất nặng nề do chiến tranh.

Câu 6: Hiệp ước nào dưới đây đã đánh dấu bước chuyên từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

  • A. Hen-xin-xki.
  • B. Béc-lin.
  • C. Ma-xtrích
  • D. Pa-rni.

Câu 7: Một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc là

  • A. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
  • B. duy trì hoà bình và an ninh thể giới.
  • C. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
  • D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 8: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:

  • A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  • B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự
  • C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng,
  • D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 9: Đồng tiền chung châu Âu ra đời (01/1999) có tên gọi là gì?

  • A. Ơ-rô (Euro)
  • B. Mắc (Mark)
  • C. Phrăng (Franc)
  • D. Đô-la (Dollar)

Câu 10: Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

  • A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu.
  • B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
  • C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
  • D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.

Câu 11: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong khoảng thời gian nào dưới đây?

  • A. Từ ngày 04 đến ngày 11/02/1945.
  • B. Từ ngày 02 đến ngày 12/02/1945.
  • C. Từ ngày 04 đến ngày 14/02/1945.
  • D. Từ ngày 02 đến ngày 14/02/1945.

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước

  • A. không chú trọng phát triển kĩ thuật.
  • B. chỉ có một số phát minh khoa học nhỏ.
  • C. không chú trọng phát triển khoa học - kĩ thuật.
  • D. khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

Câu 13: Số nhà 5D phô Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện gì dưới đây?

  • A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • B. Hội nghị thành lập An Nam Cộng sản đảng,
  • C. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
  • D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 14: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (02/1930) là sản phẩm của sự kết hợp những nhân tô nào dưới đầy?

  • A. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ nghĩa Tam dân.
  • B. Phong trào công nhân, phong trào tiểu tư sản và phong trào nông dân.
  • C. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
  • D. Phong trào công nhân, phong trào nông dân và chủ nghĩa Mác - Lê-nin

Câu 15: Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12/1989
  • B. Tháng 5/2000.
  • C. Tháng 10/1990
  • D. Tháng 6/2011.

Câu 16: Nhân vật nào dưới đây không tham dự Hội nghị I-an-ta (02/1945)?

  • A. Sớc-sin
  • B. Xta-lin
  • C. Đờ Gôn
  • D. Ru-dơ-ven.

Câu 17: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?

  • A. Tháng 8/1967
  • B. Tháng 8/1977.
  • C. Tháng 9/1967
  • D. Tháng 9/1977.

Câu 18: Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào?

  • A. Cộng đồng châu Âu.
  • B. Cộng đồng than thép châu Âu.
  • C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 19: Khó khăn lớn nhất của Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Sự vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.
  • B. Mĩ trở thành con nợ lớn nhất của thế giới.
  • C. Các ngành công nghiệp then chốt bị suy thoái.
  • D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ

Câu 20: Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thê giới thứ hai, các nước Tây Âu phải

  • A. liên minh với Mĩ chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • B. hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ.
  • C. để hàng hoá của Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
  • D. đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.

Câu 21: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?

  • A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
  • B. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
  • C. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
  • D. Sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

Câu 22: Một trong những lí do khiến cho tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hoá theo hai khuynh hướng là do

  • A. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với lí luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hướng mạnh mẽ.
  • B. nội bộ của Tân Việt Cách mạng đảng đã diễn ra cuộc đầu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản, cuối cùng quan điểm vô sản chiếm ưu thế.
  • C. một số hội viên tiên tiên của Tân Việt Cách mạng đảng chuyển sang gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng.
  • D. đa số đảng viên của Tân Việt Cách mạng đảng muốn thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Câu 23: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã biến đổi như thế nào?

  • A. Từ xã hội chiếm hữu nỗ lệ chuyển thành xã hội phong kiến
  • B. Từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội tư bản
  • C. Từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến
  • D. Từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa

Câu 24: Pháp đầu tư nhiều nhất vào các ngành kinh tế nào dưới đây ở Đông Dương trong cuộc khai thác lần hai?

  • A. Giao thông, ngân hàng
  • B. Thương nghiệp, giao thông.
  • C. Nông nghiệp, khai mỏ
  • D. Công nghiệp, thương nghiệp.

Câu 25: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới vì

  • A. làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
  • B. làm cho kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
  • C. đã tạo ra những chuyên biên mới về kinh tế - xã hội.
  • D. đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phản ảnh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

  • A. Chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Tuyên truyên sâu rộng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam.
  • C. Trực tiếp lãnh đạo một số phong trào đầu tranh của giai cấp công nhân.
  • D. Chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Câu 27: Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng?

  • A. Chuông rẻ
  • B. Đỏ
  • C. Búa liềm
  • D. An Nam trẻ.

Câu 28: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của bộ phận đại địa chủ phong kiến như thể nào?

  • A. Sẵn sàng thoả hiệp với nông dân để chống lại tầng lớp tư sản dân tộc.
  • B. Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
  • C. Sẵn sàng phối hợp với tầng lớp tư sản dân tộc để chống Pháp.
  • D. Sẵn sàng đứng lên chống Pháp đề giải phóng dân tộc

Câu 29: Năm 1925, diễn ra sự kiện nỗi bật nào dưới đây trong phong trào yêu nước công khai?

  • A. Xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
  • B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • C. Cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.
  • D. Đám tang cụ Phan Châu Trinh

Câu 30:. Hành động của Tây Âu thể hiện rõ nét sự ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh của Mĩ là

  • A. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
  • B. Đản áp phong trào công nhân trong nước.
  • C. Tiên hành xâm lược thuộc địa ở châu Phi và châu Á.
  • D. Cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ của mình.

Câu 31: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hoá thành

  • A. tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
  • B. tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
  • C. tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
  • D. tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 32: Dể phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa và rnục đích quân sự ở Đông Dương, thực dân Pháp đã tập trung

  • A. Xây dựng nhiều trại lính
  • B. Xây dựng hệ thống đồn điền
  • C. Đầu tư khai thác mỏ
  • D. Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

Câu 33: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925 là gì?

  • A. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
  • B. Đòi quyền lợi về chính trị.
  • C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị
  • D. Đòi quyền lợi về kinh tế

Câu 34: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925, giai cấp nào dưới đây có tinh thần cách mạng triệt để nhất?

  • A. Công nhân
  • B. Tiểu tư sản
  • C.Nông dân
  • D. Tư sản.

Câu 35: Đặc điểm nổi bật của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là gì?

  • A. Phong trào thê hiện rõ ý thức chính trị.
  • B. Phong trào thể hiện ý thức về quyên lợi kinh tế.
  • C. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và mang tính tự giác.
  • D. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế và còn mang tính tự phát.

Câu 36: Ấn phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu là:

  • A. Con rồng tre
  • B. Đường Kách mệnh.
  • C. Bản án chế độ thực dán Pháp
  • D. Người cùng khổ.

Câu 37: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam diễn ra sôi nôi và có bước phát triển mới là do

  • A. tình hình thế giới có những bước phát triển mới
  • B. tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp.
  • C. xuất hiện nhiều tổ chức chính trị tiến bộ, lãnh đạo phong trào dân tộc dân chủ.
  • D. ảnh hưởng của tình hình thế giới và tác động sửa những chuyển biến về kinh tế, xã hội, giai cấp ở Việt Nam.

Câu 38: Hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là

  • A. gây ra nguy cơ chia rẽ lớn trong phong trào cách mạng.
  • B. chưa hình thành được khôi liên minh công - nông...
  • C. chưa chú trọng thực hiện nhiệm vụ đoàn kêt quốc tế.
  • D. còn chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cách mạng tư sản.

Câu 39: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

  • A. Gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.
  • B. Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
  • C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.

Câu 40: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào, ở đâu?

  • A. Tháng 5/1925, ở Hương Cảng (Trung Quốc).
  • B. Tháng 6/1925, ở Hương Cảng (Trung Quốc).
  • C. Tháng 6/1925, ở Quảng Châu (Trung Quốc)
  • D. Tháng 7/1925, ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Xem đáp án
  • 27 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021