Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?

  • A. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.
  • B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.
  • C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.
  • D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.

Câu 2: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.
  • B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
  • C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.
  • D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.

Câu 3: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp,
  • C. Xuất khẩu.
  • D. Thủ công nghiệp.

Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

  • A. Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng.
  • C. Thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng cách mạng Việt Nam sau khởi nghĩa Yên Bái.
  • D. Đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam khó khăn do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp.

Câu 5: Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, phong trào cách mạng nổ ra mạnh nhất ở đâu?

  • A. Trung Kì
  • B. Bắc Kì
  • C. Nam Kì
  • D. Trong cả nước

Câu 6: Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. Cuối 1929 đầu 1930.
  • B. Tháng 2 đến tháng 4/1930.
  • C. 1/5/1930.
  • D. 12/9/1930.

Câu 7: Động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

  • A. Công nhân và nông dân.
  • B. Tư sản và công nhân.
  • C. Công nhân, nông dân và trí thức.
  • D. Nông dân, trí thức và tư sản.

Câu 8: Đâu không phải là tác động của cuộc khủng hoảng thế giới 1929-1933 lên tình hình Việt Nam lúc bấy giờ?

  • A. Làm cho nền kinh tế Việt Nam suy sụp nghiêm trọng.
  • B. Pháp có những chính sách nhằm khôi phục nền kinh tế Việt Nam.
  • C. Phong trào cách mạng của nhân dân ta dâng cao.
  • D. Số lượng công nhân thất nghiệp tăng cao.

Câu 9: Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

  • A. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.
  • B. Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh).
  • C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
  • D. Phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931?

  • A. Thành phần tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân.
  • B. Phong trào diễn ra trên một phạm vi rộng lớn từ Bắc vào Nam.
  • C. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị.
  • D. Phong trào nổ ra theo phản ứng dây truyền.

Câu 11: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 được biểu hiện ở chỗ

  • A. Diễn ra trên quy mô rộng lớn ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.
  • B. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
  • C. Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.
  • D. Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.

Câu 12: Hai khẩu hiệu nào dưới đây được Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931?

  • A. “Độc lập dân tộc" và “Ruộng đất dân cày”.
  • B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hoà bình".
  • C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
  • D. “Đánh đổ đế quốc” và "Xoá bỏ ngôi vua”.

Câu 13: Các sự kiện sau đây, sự kiện nào không đúng?

  • A. Tháng 2/1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.
  • B. Ngày 1/5/1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nổi dậy phá đồn Trí Viễn.
  • C. Ngày 12/9/1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.
  • D. Ngày 19/2/1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.

Câu 14: Khối liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

  • A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
  • B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
  • C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930.
  • D. Phong trào dân chủ 1936-1939.

Câu 15: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

  • A. Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
  • B. Tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
  • C. Hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.
  • D. Đảng cộng sản Việt Nam được công nhận là một bộ phận độc lập.

Câu 16: Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5/1930.
  • B. Tháng 7/1930.
  • C. Tháng 9/1930.
  • D. Tháng 10/1930 

Câu 17: Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?

  • A. Từ 2-3 tháng
  • B. Từ 3-4 tháng
  • C. Từ 4-5 tháng
  • D. Từ 5-6 tháng

Câu 18: Hãy điền cụm từ còn thiếu vào ô trống ở đoạn văn sau:

“Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại chỉ được 4-5 tháng nhưng.............. đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân".

  • A. Phong trào cách mạng 1930-1931.
  • B. Xô viết Nghệ Tĩnh.
  • C. Phong trào công nông 1930-1931.
  • D. Chính quyền Xô viết.

Câu 19: Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì

  • A. Đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị (10/1930).
  • B. Đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền và tay sai.
  • C. Đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
  • D. Đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.

Câu 20: Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?

  • A. 1/5/1929.
  • B. 1/5/1930.
  • C. 1/5/1931.
  • D. 1/5/1933.

Câu 21: Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là

  • A. Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939.
  • B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
  • C. Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
  • D. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Câu 22: Cách mạng Việt Nam bước vào thòi kỳ vô cùng khó khăn. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành chính sách khủng bố cực kỳ tàn bạo. Nhiều chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc tử tù. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm lịch sử của cách mạng Việt Nam giai đoạn nào?

  • A. 1930-1931.
  • B. 1931-1932.
  • C. 1933-1934.
  • D. 1934-1935. 

Câu 23: Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

  • A. 3/1935 ở Ma Cao - Trung Quốc.
  • B. 3/1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc.
  • C. 3/1935 ở Xiêm - Thái Lan.
  • D. 3/1935 ở Cao Bằng - Việt Nam.

Câu 24: Hệ thống tổ chức của Đảng nói chung được phục hồi vào thời gian nào?

  • A. Đầu năm 1932
  • B. Đầu năm 1933.
  • C. Cuối năm 1935
  • D. Cuối năm 1934 đầu 1935.

Câu 25: Chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?

  • A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
  • B. Chia ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ.
  • C. Xoá bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ.
  • D. Tất cả đều đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935


  • 80 lượt xem