Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 10)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 10). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Vì sao Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX?

  • A. Đất nước đã phát triển nhưng chưa tăng Tây Âu và Mĩ.
  • B. Đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.
  • C. Phải cải tổ để sớm áp dụng thanh tựu khoa học kỹ thuật đang phát triển của thế giới.
  • D. Bị các nước đế quốc bao vây cấm vận.

Câu 2: Chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp thực hiện nhằm mục đích gì?

  • A. Mở các trường học dạy tiến Pháp.
  • B. Thi hành chính sách văn hóa nô dịch.
  • C. Xuất bản sách báo tuyên truyền chính sách “khai thác” của Pháp.
  • D. Tạo điều kiện cho nền văn hóa, giáo dục Việt Nam phát triển.

Câu 3: Theo Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường nào?

  • A. Thỏa thuận giữa chính quyền hai bên để sát nhập 2 miền sau khi Pháp rút hết.
  • B. Trưng cầu dân ý hai miền để xác định việc thống nhất sẽ diễn ra bằng cách thức nào.
  • C. Trưng cầu ý kiến của nhân dân Nam Bộ để xác định tương lai của Miền Nam Việt Nam.
  • D. Tổng tuyển cử tự do trong cả nước.

Câu 4: Các nước Đông Âu đã ưu tiên ngành kinh tế nào trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

  • A. Phát triển công nghiệp nặng.
  • B. Phát triển công nghiệp nhẹ.
  • C. Phát triển kinh tế đối ngoại.
  • D. Phát triển kinh tế thương nghiệp.

Câu 5: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?

  • A. Chiến dịch Điện Biên phủ 1954.
  • B. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954.
  • C. Việt Bắc thu-đông 1947.
  • D. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

Câu 6: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Bắc Kì gồm có mấy người.

  • A. 5 người.
  • B. 6 người.
  • C. 8 người.
  • D. 7 người.

Câu 7: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 chủ yếu là:

  • A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  • B. Đòi quyền lợi về chính trị.
  • C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
  • D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 8: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của

  • A. Các nước đế quốc châu Âu.
  • B. Các nước đế quốc Âu – Mĩ.
  • C. Các nước đế quốc châu Mĩ.
  • D. Phát xít Nhật.

Câu 9: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp

  • A. Đứng đầu thế giới.
  • B. Đứng thứ hai thế giới.
  • C. Đứng thứ ba thế giới.
  • D. Đứng thứ tư thế giới.

Câu 10: Để đạt được kết quả tốt trong học tập, em cần phát huy phẩm chất tốt đẹp nào của người lính Điện Biên năm xưa?

  • A. Dũng cảm hi sinh.
  • B. Chịu đựng gian khổ.
  • C. Kiên trì, quyết tâm.
  • D. Đoàn kết nhất trí.

Câu 11: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 – 1986) là

  • A. Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
  • B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô.
  • C. Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á.
  • D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.

Câu 12: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I-an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?

  • A. Các nước phương Tây.
  • B. Pháp.
  • C. Liên Xô.
  • D. Mĩ.

Câu 13: Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác-san” là

  • A. Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.
  • B. Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
  • C. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.
  • D. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản từ Đông sang Tây.

Câu 14: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?

  • A. Hơn 50 năm.
  • B. Hơn một thế kỉ.
  • C. Hơn hai thế kỉ.
  • D. Hơn ba thế kỉ.

Câu 15: Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới?

  • A. 1945.
  • B. 1944.
  • C. 1949.
  • D. 1950.

Câu 16: Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích

  • A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.
  • B. Quyên góp tiền để xây dựng đất nước.
  • C. Quyên gọp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
  • D. Hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.

Câu 17: Nen xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

  • A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.
  • B. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
  • C. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
  • D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu 18: Tân Việt cách mạng Đảng thành lập vào thời gian nào

  • A. 6/1926.
  • B. 11/1925.
  • C. Đầu 1928.
  • D. 7/1928.

Câu 19: Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là

  • A. Tối 19/12/1946, công nhân nhà máy Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.
  • B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.
  • C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.
  • D. Pháp ném bom Hà Nội.

Câu 20: Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới từ khi nào?

  • A. Những năm 80 của thế kỉ XX.
  • B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
  • C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
  • D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 21: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
  • B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).
  • C. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).
  • D. Binh biến Đô Lương (1941).

Câu 22: “Ấp chiến lược được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của

  • A. Chiến lược “Dùng người Việt đánh người Việt”.
  • B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  • C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
  • D. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 23: Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào?

  • A. Cu Ba.
  • B. Mê-hi-cô.
  • C. Vê-nê-du-ê-la.
  • D. Chi-lê.

Câu 24: Thành phần của Tân Việt cách mạng đảng gồm có bộ phận nào?

  • A. Công nhân, nông dân.
  • B. Tư sản, tiểu tư sản.
  • C. Trí thức trẻ và thanh niên tư sản yêu nước.
  • D. Thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.

Câu 25: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được Đảng chủ trương thành lập là

  • A. Liên khu V.
  • B. Dương Minh Châu.
  • C. Cao Bằng.
  • D. Bắc Sơn – Võ Nhai.

Câu 26: Tác phẩm nào được xuất bản năm 1927 trên cơ sở tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cho cán bộ, hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?

  • A. Bản Án chế độ thực dân Pháp.
  • B. Báo Thanh Niên.
  • C. Đường Kách mệnh.
  • D. Người cùng khổ.

Câu 27: Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

  • A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong.
  • B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ hậu thuẫn của Anh xâm lược nước ta.
  • C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.
  • D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

Câu 28: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?

  • A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
  • B. Không can thiệp vào công việc của nhau.
  • C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.
  • D. Mọi quyết định của tổ chức phải được nhất trí của các nước thành viên.

Câu 29: Sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 là

  • A. Sự ra đời của các ủy ban hành động năm 1936.
  • B. Cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1938 tại khu Đấu Xảo (Hà Nội).
  • C. Thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ và Viện Dân biểu Trung Kỳ.
  • D. Phong trào mít tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng khi phái viên của Chính phủ Pháp Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

Câu 30: Một hình thức vận tải độc đáo của dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Vận chuyển bằng xe đạp thồ.
  • B. Vận chuyển bằng bè mảng.
  • C. Vận chuyển bằng voi thồ.
  • D. Vận chuyển bằng ngựa thồ.

Câu 31: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là đoạn trích trong

  • A. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh.
  • B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
  • D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 32: Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ người thanh niên yêu nước trở thành chiến sĩ Cộng sản?

  • A. Gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” lên hội nghị Versailles.
  • B. Đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin.
  • C. Gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp năm 1919.
  • D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 33: Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của nhân dân miền Nam nhằm chống lại

  • A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
  • B. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
  • C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  • D. Chiến lược “Dùng người Việt đánh người Việt”.

Câu 34: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên là tổ chức chính trị của

  • A. Thanh niên Việt Nam yêu nước ở hải ngoại.
  • B. Giai cấp địa chủ người Việt Nam.
  • C. Giai cấp tư sản người Việt Nam.
  • D. Các tầng lớp trí thức – tiểu tư sản người Việt Nam.

Câu 35: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

  • A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
  • B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giảnh chính quyền.
  • C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
  • D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Câu 36: Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?

  • A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
  • B. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.
  • C. Thiếu thốn lương thực, thực phẩm.
  • D. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.

Câu 37: Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 8/1929.
  • B. Tháng 10/1929.
  • C. Tháng 7/1929.
  • D. Tháng 9/1929.

Câu 38: Tác dụng lớn nhất của phong trào “vô sản hóa” ở Việt Nam trong những thập niên hai mươi của thế kỷ XX?

  • A. Nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp công nhân.
  • B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của các giai cấp: nông dân, trí thức.
  • C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân.
  • D. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.

Câu 39: Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì?

  • A. Đánh nhanh thắng nhanh.
  • B. Đánh lâu dài.
  • C. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
  • D. Bình định và tìm diệt.

Câu 40: Giai cấp mới ra đời do hậu quả của việc đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh là giai cấp nào?

  • A. Địa chủ.
  • B. Tư sản.
  • C. Tiểu tư sản.
  • D. Công nhân.
Xem đáp án
  • 42 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021