Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 8)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 8). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì?
- A. Những cải cách dân chủ.
- B. Ban hành hiến pháp năm 1946.
- C. Chiến tranh Triều Tiên.
- D. Chiến tranh Việt Nam.
Câu 2: Mục đích của việc Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” là gì?
- A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
- B. Nhật Bản đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ để giảm chi phí quân sự.
- C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
- D. Mĩ giúp Nhật trở thành bá chủ châu Á.
Câu 3: Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?
- A. Triều Tiên (1950-1953).
- B. Việt Nam (1960-1975).
- C. An-giê-ri (1954-1962).
- D. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX).
Câu 4: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:
- A. Các nước Tâu Âu và Mĩ
- B. Liên Xô và Mĩ.
- C. Mĩ và Nhật Bản.
- D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
Câu 5: Nước xã hội chủ nghĩa ở Mĩ La-tinh là nước nào?
- A. Brazin
- B. Mê-hi-cô
- C. Chi-lê
- D. Cu-ba
Câu 6: Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Mĩ
- D. Liên Xô
Câu 7: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?
- A. Già hóa dân số
- B. Sao chép con người
- C. Ô nhiễm môi trường.
- D. Tai nạn lao động.
Câu 8: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào?
- A. Mĩ.
- B. Nhật.
- C. Liên Xô.
- D. Anh.
Câu 9: Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì?
- A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
- B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
- C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
- D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 10: Chủ trương “vô sản hóa” do tổ chức nào phát động?
- A. Tân Việt Cách mạng đảng.
- B. Việt Nam quốc dân đảng.
- C. Đông Dương Cộng sản đảng.
- D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 11: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?
- A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực.
- B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
- C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
- D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng Minh?
- A. Quân Anh, quân Mĩ.
- B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc.
- C. Quân Anh, quân Pháp.
- D. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh.
Câu 13: Vào tháng 9 - 1954, Mĩ đã lôi kéo nước nào gia nhập vào khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO)?
- A. In-đô-nê-xi-a.
- B. Phi-líp-pin.
- C. Ma-lai-xi-a.
- D. Cam-pu-chia.
Câu 14: Tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng vào thời gian nào?
- A. 16 giờ ngày 7/5/1954.
- B. 16 giờ 30 ngày 7/5/1954.
- C. 17 giờ ngày 7/5/1954.
- D. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954.
Câu 15: Sau “chiến tranh lạnh”, dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc
- A. Lấy chính trị làm trọng điểm.
- B. Lấy quân sự làm trọng điểm.
- C. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.
- D. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
Câu 16: Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thành công nhanh chóng chỉ trong vòng
- A. 10 ngày.
- B. 15 ngày.
- C. 20 ngày
- D. 30 ngày.
Câu 17: Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là
- A. Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagayaki để tiêu diệt phát xít Nhật.
- B. Phát xít Nhật lần lượt rút khỏi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- C. Nhật đảo chính Pháp làm cho cách mạng Việt Nam chỉ còn có một kẻ thù.
- D. Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của Nhật hoang mang.
Câu 18: Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là
- A. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.
- B. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
- C. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.
- D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Câu 19: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23/7/1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận:
- A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.
- B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.
- C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.
- D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.
Câu 20: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì?
- A. Thế cân bằng về sức mạnh chính trị.
- B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về hạt nhân nói riêng.
- C. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.
- D. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.
Câu 21: Vai trò lớn nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam là
- A. Chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Thực hiện phong trào “vô sản hóa”.
- C. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân.
- D. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin về nước.
Câu 22: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
- A. Báo “An Nam trẻ”.
- B. Báo “Chuông Rè”.
- C. Báo “Người nhà quê”.
- D. Báo “Thanh niên”.
Câu 23: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là
- A. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.
- B. Sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học.
- C. Sự sụp đổ của chế độ XHCN.
- D. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.
Câu 24: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) cuối cùng thất bại?
- A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản trở nên lỗi thời, lạc hậu.
- B. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị, tầng lớp tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.
- C. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.
- D. Do chủ nghĩa Mác-Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.
Câu 25: Hội nghị I-an-ta lịch sử đã diễn ra trong thời gian nào?
- A. Từ ngày 04 đến 11 tháng 02 năm 1945.
- B. Từ ngày 04 đến 11 tháng 05 năm 1945.
- C. Từ ngày 04 đến 11 tháng 04 năm 1945.
- D. Từ ngày 04 đến 11 tháng 03 năm 1945.
Câu 26: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?
- A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.
- B. Phát triển trồng cây công nghiệp.
- C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.
- D. Phát triển công nghiệp.
Câu 27: “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23/12/1950 là hiệp định Mĩ viện trợ cho Pháp về
- A. Kinh tế.
- B. Quân sự.
- C. Quân sự, kinh tế-tài chính.
- D. Tài chính.
Câu 28: Tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích
- A. Lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.
- B. Xóa bỏ sự ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc.
- C. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc, lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.
- D. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc.
Câu 29: Sự kiện gắn với tên tuổi của Nen - xơn Man – đê – la là
- A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
- B. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
- C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
- D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
Câu 30: Vào thời điểm nào những người lãnh đạo Trung Quốc có chủ trương sửa chữa sai lầm?
- A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978.
- B. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982).
- C. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987).
- D. Bình thường hóa quan hệ Xô – Trung (1989).
Câu 31: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào?
- A. Từ năm 1945 đến 1975.
- B. Từ năm 1950 đến 1980.
- C. Từ năm 1918 đến 1945.
- D. Từ năm 1945 đến 1950.
Câu 32: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?
- A. Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào tất cả các nước thuộc địa.
- B. Đời sống nhân dân thuộc địa càng cơ cực, đói khổ.
- C. Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
- D. Kinh tế chịu đựng hậu quả nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.
Câu 33: Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?
- A. Kinh tế Mỹ suy thoái.
- B. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.
- C. Mỹ trở thanh trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
- D. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.
Câu 34: Nguyên nhân quyết định dẫn tới sự phát triển mạnh của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
- A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào.
- C. Đời sống của nhân dân lao động đói khổ trầm trọng.
- D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Câu 35: Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
- A. Ổn định và phát triển.
- B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
- C. Ngày càng trở nên căng thẳng.
- D. Ổn định.
Câu 36: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15/4/1945) quyết định những vấn đề gì?
- A. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
- B. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
- C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
- D. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
Câu 37: “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào?
- A. Tháng 6 – 2000
- B. Tháng 4 – 2003
- C. Tháng 3 – 1997
- D. Tháng 6 – 1997
Câu 38: Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp bắt nguồn từ nước nào?
- A. Mĩ
- B. Ấn Độ.
- C. Nhật.
- D. Mê-hi-cô.
Câu 39: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ 2 được khởi đầu ở nước nào?
- A. Mĩ.
- B. Liên Xô.
- C. Anh.
- D. Nhật.
Câu 40: Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, chính quyền Mĩ-Diệm tập trung nhiều nhất vào việc
- A. Dồn dập lập “Ấp chiến lược”.
- B. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
- C. Mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc.
- D. Xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn.
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn lịch sử 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1985)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 6: Các nước châu Phi
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn lịch sử (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì I (P4)