Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?

  • A. Đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
  • B. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam.
  • D. Lập ra các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Câu 2: Pác Bó gắn với tên tuổi của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Tôn Đức Thắng.
  • B. Nguyễn Ái Quốc.
  • C. Nguyễn Văn Linh.
  • D. Lê Duẩn.

Câu 3: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?

  • A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào yêu nước.
  • B. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Phong trào công nhân.
  • C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
  • D. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước.

Câu 4: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

  • A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
  • B. Hình thành liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
  • C. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
  • D. Giáng đòn quyết định vào bọn thực dân phong kiến.

Câu 5: Địa danh Hưng Nguyên ghi nhận tội ác của thực dân Pháp trong thời kỳ nào?

  • A. 1918- 1930.
  • B. 1930-1931.
  • C. 1932 - 1935.
  • D. 1939 - 1945.

Câu 6: Nét nổi bật của thời kỳ cách mạng 1932 -1935 là gì?

  • A. Các phong trào dân tộc của công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác liên tiếp bùng nổ trong cả nước.
  • B. Sự vững vàng của Đảng trước chính sách khủng bố dã man của kẻ thù.
  • C. Các chiến sĩ cách mạng luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất.
  • D. Hệ thống của Đảng ở trong nước được khôi phục.

Câu 7: Nét nổi bật của phong trào cách mạng 1936 -1939 là gì?

  • A. Thực hiện khẩu hiệu đấu tranh “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
  • B. Thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương.
  • C. Đào tạo được đội ngũ cách mạng đông đảo.
  • D. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xây dựng một đội quân chính trị rộng lớn.

Câu 8: Các Nghị quyết của Đảng liên quan đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là những nghị quyết nào?

  • A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941).
  • B. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945)
  • C. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (13/8/1945).
  • D. Tất cả các nghị quyết trên.

Câu 9: Hiệp định Pari (27/1/1973), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) đều công nhận Việt Nam là quốc gia “độc lập”. Còn Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp công nhận ta như thế nào?

  • A. Là quốc gia “độc lập”.
  • B. Là quốc gia “tự trị”.
  • C. Là quốc gia “tự do”.
  • D. Là quốc gia có đầy đủ chủ quyền.

Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và can thiệp Mĩ, quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào là quan trọng nhất và mang tính quyết định?

  • A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
  • B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
  • C. Chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
  • D. Chiến cuộc đông – xuân năm 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 11: Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong thời kỳ lịch sử nào?

  • A. 1918-1930.
  • B. 1930 - 1945.
  • C. 1945-1954.
  • D. 1954-1975.

Câu 12: Chiến thắng Đông Khê (1950) làm rung chuyển cả hệ thống cứ điểm của địch ở biên giới Việt - Trung. Trong kháng chiến chống Mĩ có chiến thắng nào đã làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ của địch nhưng với quy mô lớn hơn?

  • A. Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963).
  • B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
  • C. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (3/1970).
  • D. Chiến thắng Buôn Mê Thuột (3/1975).

Câu 13: Đảng ta đã xây dựng mặt trận nào trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

  • A. Mặt trận Liên Việt.
  • B. Mặt trận Việt Minh.
  • C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
  • D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 14: Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào?

  • A. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.
  • B. Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.
  • C. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.
  • D. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.

Câu 15: Địa danh Yên Bái gắn liền với tổ chức yêu nước nào là chủ yếu?

  • A. Tâm tâm xã.
  • B. Tân Việt cách mạng đảng.
  • C. Việt Nam Quốc dân Đảng
  • D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 16: Địa điểm số nhà 5D phố Hàm Long gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

  • A. Nơi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • B. Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên.
  • C. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản tuyên ngôn độc lập.
  • D. Nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 17: Trận Ấp Bắc diễn ra trong thời kì đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

  • A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
  • B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  • C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
  • D. Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 18: Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc?

  • A. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.
  • B. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại.
  • C. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng.
  • D. Chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 19: Đường lối đổi mới của Đảng được đưa ra đầu tiên tại Đại hội nào?

  • A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976).
  • B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 – 1981).
  • C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986).
  • D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991).

Câu 20: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của các mạng Việt Nam là:

  • A. Tinh thần yêu nước của nhân dân.
  • B. Nền kinh tế phát.
  • C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 34 lịch sử 9: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000


  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021