Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 4: Các nước châu Á

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 4: Các nước châu Á. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vài nét chung về tình hình các nước châu Á?

  • A. Là vùng thưa dân, có lãnh thổ chật hẹp, nghèo tài nguyên
  • B. Là vùng đông dân, có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên
  • C. Là vùng thưa dân, địa hình hiểm trở, giàu tài nguyên thiên nhiên
  • D. Là vùng đông dân nhất thế giới, bao gồm những nước có lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á là:

  • A. Các nước châu Á giành được độc lập.
  • B. Các nước châu Á gia nhập ASEAN.
  • C. Các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX
  • B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX
  • C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX
  • D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Câu 4: Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ?

  • A. Nhật Bản
  • B. Trung Quốc
  • C. Ấn Độ
  • D. Xin-ga-po

Câu 5: Cuộc cách mạng nào đã được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lượng thực cho toàn bộ người dân?

  • A. Cách mạng xanh
  • B. Cách mạng chất xám
  • C. Cách mạng trắng
  • D. Cách mạng nhung

Câu 6: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á đã phát triển kinh tế, một số nước trở thành "con rồng châu Á". Đó là nước nào?

  • A. Hàn Quốc, Nhật Bản
  • B. Nhật Bản, Xin-ga-po
  • C. Hàn Quốc
  • D. Hàn Quốc, Xin-ga-po

Câu 7: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?

  • A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
  • B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
  • C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập.
  • D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.

Câu 8: Sau cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa:

  • A. nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • B. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • C. Đảng Dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • D. Đảng tự do dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Câu 9: Nhân vật chủ mưu gây nội chiến & Trung Quốc từ 20/7/1946 là ai?

  • A. Mao Trạch Đông
  • B. Chu Đức
  • C. Tưởng Giới Thạch
  • D. Chu Ân Lai

Câu 10: Cuộc nội chiến lần thứ 4 (1946-1949) ở Trung Quốc nổ ra là do:

  • A. Đảng Cộng sản phát động.
  • B. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ
  • C. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng
  • D. Quốc dân Đảng cấu kết với bọn phản động quốc tế.

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?

  • A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • B. Tiêu diệt phong trào Cách mạng Trung Quốc.
  • C. Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc
  • D. Cả a và b đều đúng
  • E. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 12: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (1946 – 1949) như thế nào?

  • A. Quốc dân đảng thua trận phải rút chạy ra Đài Loan.
  • B. Đảng Cộng sản Trung Quốc thất bại phải chấm dứt quyền lãnh đạo.
  • C. Cuộc nội chiến không phân thắng bại, lãnh đạo hai Đảng kí hòa ước.
  • D. Mĩ và Liên Xô can thiệp cuộc nội chiến kết thúc trong hòa bình.

Câu 13: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời trong thời gian nào?

  • A. Ngày 1 – 1 – 1949.
  • B. Ngày 1 – 10 – 1949.
  • C. Ngày 10 – 10 – 1949.
  • D. Ngày 11 – 10 – 1949.

Câu 14: Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa là?

  • A. Kết thúc hơn 100 năm đô hộ của đế quốc và hàng nghienf năm của chế độ phong kiến
  • B. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do
  • C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Nhân dân Trung Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế từ khi nào?

  • A. Năm 1949.
  • B. Năm 1950.
  • C. Năm 1953.
  • D. Năm 1978.

Câu 16: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa khi nào?

  • A. Năm 1950.
  • B. Năm 1959.
  • C. Năm 1978.
  • D. Năm 1979.

Câu 17: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

  • A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
  • B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
  • C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
  • D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 18: Từ sau 1978, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc có điều gì mới?

  • A. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
  • B. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • C. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước.
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 19: Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998) nền kinh tế Trung Quốc đã:

  • A. Ổn định và phát triển mạnh.
  • B. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  • C. Không ổn định và bị chững lại.
  • D. Bị cạnh tranh gay gắt.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 4: Các nước châu Á


  • 187 lượt xem