Trắc nghiệm lịch sử 9 học kì II (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

  • A. Dùng người Việt đánh người Việt.
  • B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
  • C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
  • D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.

Câu 2: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?

  • A. Quần chúng chưa sẵn sàng.
  • B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.
  • C. Lực lượng vũ trang còn yếu.
  • D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.

Câu 3: Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?

  • A. 5/1950.
  • B. 6/1950.
  • C. 7/1950.
  • D. 8/1950.

Câu 4: Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên hồ Chí Minh trên bộ, bắt đầu khai thông từ lúc nào?

  • A. Tháng 3/1959.
  • B. Tháng 4/1959.
  • C. Tháng 5/1959.
  • D. Tháng 6/1959.

Câu 5: Những sự kiện nào dưới đây thúc đẩy quá trình phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam?

  • A. Tác phẩm “Đường kách mệnh” và “Bản án chế độ thực dân” được đưa vào Việt Nam.
  • B. Báo “Người cùng khổ”, báo “Thanh niên” được phổ biến ở Việt Nam.
  • C. Chủ trương “Vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • D. A, B và C đúng.

Câu 6: Tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương gồm có những nước nào?

  • A. Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam, Liên Xô.
  • B. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mĩ, Pháp.
  • C. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Mĩ, Anh, Pháp.
  • D. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mĩ, Pháp.

Câu 7: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì?

  • A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân ta tiến lên giải phỏng hoàn toàn miền Nam.
  • B. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu.
  • C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
  • D. Đó là thắng lợi mở đầu, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Câu 8: Tổ chức nào đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh?

  • A. Ban Chấp hành nông hội.
  • B. Ban Chấp hành công hội.
  • C. Hội phụ nữ giải phóng.
  • D. Đoàn thanh niên phản đế.

Câu 9: Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990): lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào?

  • A. Đại hội Đảng IV.
  • B. Đại hội Đảng V.
  • C. Đại hội Đảng VI.
  • D. Đại hội Đảng VII.

Câu 10: Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng nhận định kẻ thù chính cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là ai?

  • A. Thực dân Pháp.
  • B. Phát xít Nhật.
  • C. Phát xít Pháp - Nhật.
  • D. Phát xít Nhật và phong kiến nhà Nguyễn.

Câu 11: Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (4 /1975) là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc so với chiến dịch Điện Biên Phủ (5/1954). Lý do nào là chủ yếu nhất?

  • A. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.
  • B. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại hơn.
  • C. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng hơn
  • D. Chiến dịch Hồ Chí Minh đưa đến việc hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền nam và thống nhất đất nước.

Câu 12: Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 7/1929.
  • B. Tháng 8/1929.
  • C. Tháng 9/1929.
  • D. Tháng 10/1929.

Câu 13: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?

  • A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
  • B. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
  • C. Hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình.
  • D. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

Câu 14: Hiệp định Pari có nhiều ý nghĩa, ý nghĩa nào là quan trọng nhất?

  • A. Là cơ sở pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
  • B. Đánh dấu sự phá sản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ,
  • C. Tạo điều kiện để miền Bắc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH, miền Nam có cơ sở chính trị, pháp lý để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (đánh cho ngụy nhào).
  • D. Là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.

Câu 15: Tháng 8/1936 Đảng chủ trương phát động phong trào gì?

  • A. Đông Dương đại hội.
  • B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.
  • C. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu.
  • D. Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.

Câu 16: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành:

  • A. 45 cứ điểm và 3 phân khu.
  • B. 49 cứ điểm và 3 phân khu.
  • C. 50 cứ điểm và 3 phân khu.
  • D. 55 cứ điểm và 3 phân khu.

Câu 17: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

  • A. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.
  • B. Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam.
  • C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.
  • D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

Câu 18: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương Chính trị (10/1930)?

  • A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.
  • B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.
  • C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng thế giới.
  • D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp.

Câu 19: Trọng tâm phát triển kinh tế miền Bắc thời kì 1958 - 1960 là:

  • A. Phát triển thành phần kinh tế cá thể.
  • B. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
  • C. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
  • D. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.

Câu 20: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày tháng năm nào?

  • A. 22/12/1941.
  • B. 22/12/1942.
  • C. 22/12/1943.
  • D. 22/12/1944.

Câu 21: Cuộc đấu tranh chính trị nào đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn trong năm 1963?

  • A. Biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (8/5/1963).
  • B. Hòa thượng Thích Quản Đức tự thiêu để phản đối Diệm (11/6/1963).
  • C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (16/6/1963).
  • D. Cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ anh em Diệm - Nhu (1/11/1963).

Câu 22: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Xuất khẩu.
  • D. Thủ công nghiệp.

Câu 23: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?

  • A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
  • B. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
  • C. Hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình.
  • D. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

Câu 24: Đảng và chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất vì nhiều lý do, lý do nào sau đây không đúng?

  • A. Xoá bỏ sự bóc lột của địa chủ phong Kiến đối với nông dân.
  • B. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
  • C. Nông dân phấn khởi, ủng hộ cuộc kháng chiến.
  • D. Vì giai cấp địa chủ là trở lực cho cuộc kháng chiến.

Câu 25: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

  • A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.
  • B. Phát triển trồng cây công nghiệp.
  • C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.
  • D. Phát triển công nghiệp.

Câu 26: Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

  • A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
  • B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
  • C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
  • D. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”.

Câu 27: Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:

  • A. Đời sông công nhân.
  • B. Người cùng Khổ (Le Paria).
  • C. Nhân đạo.
  • D. Sự thật.

Câu 28: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 -1968, tác động mạnh nhất đến nhàn dân Mĩ?

  • A. Trận Vạn Tương (18/8/1965).
  • B. Chiến thắng mùa khô (1965 - 1966).
  • C. Chiến thắng mùa khô (1966 - 1967).
  • Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968).

Câu 29: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì?

  • A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.
  • B. Giải quyết về vấn đề tài chính.
  • C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.
  • D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Câu 30: Miền Bắc hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế vào thời gian nào?

  • A. 1973
  • B. 1974
  • C. 1975
  • D. 1976

Câu 31: Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 đã thông qua những vấn đề gì?

  • A. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
  • B. Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
  • C. Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn thảo.
  • D. Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

Câu 32: Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Đảng ta đã có chủ trương gì?

  • A. Giải phóng giai cấp nông dân.
  • B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  • C. Khôi phục kinh tế.
  • D. Cải tạo XHCN.

Câu 33: “Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chứC. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:

  • A. Hà Nội (19/8/1945).
  • B. Huế (23/8/1945).
  • C. Sài Gòn (25/8/1945).
  • D. Bắc Giang, Hải Dương (18/8/1945).

Câu 34: Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào?

  • A. 1972 - 1973
  • B. 1973 - 1974
  • C. 1974 - 1975
  • D. 1975 - 1976

Câu 35: Nhân vật nào đứng đầu tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng?

  • A. Phan Bội Châu.
  • B. Phan Chu Trinh.
  • C. Tôn Đức Thắng.
  • D. Nguyễn Thái Học.

Câu 36: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Trường Chinh.
  • C. Phạm Văn Đồng.
  • D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 37: Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954 với quyết tâm gì?

  • A. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
  • B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.
  • C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.
  • D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.

Câu 38: Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là:

  • A. Bọn phản động thuộc địa.
  • B. Chủ nghĩa phát xít.
  • C. Bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai.
  • D. Thực dân Pháp và chính quyền phong kiến.

Câu 39: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?

  • A. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
  • B. Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
  • C. Quân đội Mĩ, quân đồng minh.
  • D. Quân đội Sài Gòn, quân đồng minh.

Câu 40: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?

  • A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”
  • B. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
  • C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công”.
  • D. Thực hiện “Người cày có ruộng”.
Xem đáp án
  • 11 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021