Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo tập họp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng- Pháp. Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kỳ:
- A. 1930-1931
- B. 1932-1933
- C. 1936-1939
- D. 1939-1945
Câu 2: Sự kiện nào trên thế giới có tác động sâu sắc nhất tới tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945?
- A. Chiến tranh thế giới thứ diễn ra.
- B. Trục phát xít được hình thành.
- C. Nhật và Pháp ký “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”.
- D. Pháp đầu hàng phát xít Đức.
Câu 3: Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào?
- A. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.
- B. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.
- C. Ngọn lửa cách mạng giải phong dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp.
- D. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương.
Câu 4: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để:
- A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
- B. Để độc quyền chiếm Đông Dương.
- C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
- D. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.
Câu 5: Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?
- A. 1939.
- B. 1940.
- C. 1941.
- D. 1942.
Câu 6: Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của tổ chức nào sau đây?
- A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
- B. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- C. Cứu quốc quân.
- D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 7: Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân?
- A. Bắc Sơn
- B. Đô Lương
- C. Nam Kì
- D. Bắc Sơn và Nam Kì
Câu 8: Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra năm bao nhiêu?
- A. 1939.
- B. 1940.
- C. 1941.
- D. 1942.
Câu 9: Lần đầu tiên lả cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).
- B. Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941).
- C. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).
- D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.
Câu 10: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
- B. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).
- C. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).
- D. Binh biến Đô Lương (1/1941).
Câu 11: Người chỉ huy binh biến Đô Lương là ai?
- A. Đội Cấn.
- B. Đội Cung.
- C. Võ Nguyên Giáp.
- D. Cai Vy.
Câu 12: Lực lượng tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941) là lực lượng nào?
- A. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
- B. Công nhân và nông dân.
- C. công nhân, nông dan, thợ thủ công.
- D. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.
Câu 13: Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đầu tiên trong năm 1940-1941 có ý nghĩa lớn nhất là gì?
- A. Rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và chiến thuật , chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.
- B. Làm cho âm mưu câu kết giữa chính phủ Pháp và phát xít Nhật bị hoàn toàn thất bại.
- C. Làm cho Cách mạng Việt Nam phục hồi và phát triển lực lượng, chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa.
- D. Thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Câu 14: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?
- A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
- B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
- C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
- D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.
Câu 15: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?
- A. Quần chúng chưa sẵn sàng.
- B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.
- C. Lực lượng vũ trang còn yếu.
- D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.
Câu 16: Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp đã kí với Nhật văn kiện gì?
- A. Hiệp ước tấn công Đông Dương.
- B. Hiệp ước mở cửa Đông Dương.
- C. Hiệp ước hòa bình Đông Dương.
- D. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
Câu 17: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Nhật và Pháp ngày nào?
- A. 23/7/1941
- B. 24/7/1941
- C. 25/7/1941
- D. 26/7/1941
Câu 18: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận:
- A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.
- B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.
- C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.
- D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.
Câu 19: Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
- A. Tăng thuế.
- B. Chính sách “kinh tế chỉ huy”
- C. Thu mua lương thực
- D. Tích trữ lương thực
Câu 20: Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp-Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944-1945?
- A. Nông dân
- B. Công nhân
- C. Thợ thủ công
- D. a và b đúng
Câu 21: Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945?
- A. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.
- B. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.
- C. Thu mua lương thực chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
- D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta cúng đốn cho Nhật.
Câu 22: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?
- A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.
- B. Phát triển trồng cây công nghiệp.
- C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.
- D. Phát triển công nghiệp.
=> Kiến thức Giải bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 1945