Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?

  • A. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
  • B. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước.
  • C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
  • D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 2: Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?

  • A. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
  • B. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
  • C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
  • D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 3: Hội nghị I-an-ta lịch sử đã diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945.
  • B. Từ ngày 04 đến 12 tháng 03 năm 1945.
  • C. Từ ngày 04 đến 12 tháng 04 năm 1945.
  • D. Từ ngày 04 đến 12 tháng 05 năm 1945.

Câu 4: Hội nghị cấp cao ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại đâu?

  • A. Liên Xô.
  • B. Pháp.
  • C. Mĩ
  • D. Anh.

Câu 5: Nhân vật nào không có mặt tại hội nghị I-an-ta?

  • A. Ru-dơ-ven
  • B. ĐờGôn
  • C. Xta-lin
  • D. Sớc-sin

Câu 6: Nội dung nào sau đây không có trong "Trật tự hai cực I-an-ta"?

  • A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh.
  • B. Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I-an-ta (04/1945).
  • C. Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
  • D. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.

Câu 7: Tại sao gọi là "trật tự hai cực I-an-ta"?

  • A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
  • B. Tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
  • C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.
  • D. Tất cả các lý do trên.

Câu 8: Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào?

  • A. Mĩ, Anh, Pháp.
  • B. Mĩ, Liên Xô, Đức
  • C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.
  • D. Mĩ, Liên Xô, Anh.

Câu 9: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?.

  • A. Các nước phương Tây
  • B. Pháp
  • C. Liên Xô
  • D. Mĩ

Câu 10: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị nào?

  • A. Hội nghị I-an-ta (Liên Xô): 9/2/1945
  • B. Hội nghị Xan-phran-xi-xcô (Mĩ): 4-6/1945
  • C. Hội nghị Pôt-xơ-đam (Đức): 7-8/1945
  • D. a, b đúng

Câu 11: Để giữa gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì?

  • A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
  • B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.
  • C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
  • D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận.

Câu 12: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?

  • A. 8/1977
  • B. 9/1977
  • C. 1/1987
  • D. 11/1987

Câu 13: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ.

  • A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và "chiến tranh lạnh" (3/1947).
  • C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
  • D. Sự ra đời của khối NATO.

Câu 14: Thế nào là "chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?

  • A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.
  • C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh".
  • D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.

Câu 15: Mục tiêu của "chiến tranh lạnh" là gì?

  • A. Mĩ và các nước đế quốc thực hiện chính sách thù địch, chống Liên Xô và các nước XHCN
  • B. Mĩ lôi kéo các nước Đồng minh của mình chống Liên Xô.
  • C. Chống lại sự ảnh hưởng của Liên Xô.
  • D. Phá hoại phong trào cách mạng thế giới.

Câu 16: Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh?

  • A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B. Sự ra đời của “Học thuyết Truman”.
  • C. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
  • D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

Câu 17: Hậu quả lớn nhất về kinh tế do cuộc "chiến tranh lạnh" mang lại là gì?

  • A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
  • B. Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí.
  • C. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
  • D. a, b, c đúng.

Câu 18: Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế
  • B. Chính trị
  • C. Khoa học – kĩ thuật
  • D. Quân sự

Câu 19: Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh" vào năm nào?

  • A. 1988.
  • B. 1989.
  • C. 1990.
  • D. 1991.

Câu 20: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?

  • A. Chính trị
  • B. Kinh tế
  • C. Văn hóa
  • D. Quân sự

Câu 21: Vì sao "trật tư hai cực I-an-ta" bị sụp đổ?

  • A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước
  • B. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang
  • C. Các nước Tây Âu, Nhật Bản đã vượt xa Xô- Mỹ về khoa học kĩ thuật.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 22: Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại vào thời gian nào?

  • A. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.
  • B. Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
  • C. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
  • D. Từ nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 23: Chủ trương của Mĩ sau khi thế "hai cực I-an-ta" bị phá vỡ là gì?

  • A. Thiết lập một trật tự thế giới mới đa cực.
  • B. Biến Liên Xô thành đồng minh đắc lực của mình.
  • C. Liên kết chặt chẽ với các nước phương Tây, Nhật Bản.
  • D. Thiết lập "Thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối thống trị.

Câu 24: Sau "chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:

  • A. Lấy quân sự làm trọng điểm.
  • B. Lấy chính trị làm trọng điểm.
  • C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.
  • D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.

Câu 25: Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến do đâu?

  • A. Mâu thuẫn vệ dân tộc.
  • B. Mâu thuẫn về tôn giáo.
  • C. Tranh chấp về biên giới, lãnh thổ.
  • D. A, B, C đúng.

Câu 26: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?

  • A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
  • B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
  • C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
  • D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai


  • 393 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021