Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cục. Sự phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa vã xã hội chủ nghĩa đã được trở thành đặc trưng lớn nhất, chi phối tình hình chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới.
1. Bối cảnh triệu tập hội nghị Ianta:
- Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn cuối. Từ 4 đến 11/2/1945, hội nghị cấp cao 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập ở Ianta.
- Thành phần: Tổng thống Mĩ (Rudoven), Thủ tướng Anh (Sơc-sin) và TBT Liên Xô (Xtalin).
2. Những quyết định của Hội nghị Ianta:
- Tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít.
- Phân chia khu vực ảnh hưởng của các nước chiến thắng.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm giữ gìn hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.
3. Hệ quả: Trật tự thế giới mới được thiết lập: Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
II. Sự thành lập liê hợp quốc.
- Thành lập LHQ :
- Sau một quá trình chuẩn bị, từ ngày 25/4 26/6/1945 một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại San Francisco (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập LHQ.
- 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
- Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ h?u ngh? gi?a cỏc dõn t?c
- Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
- Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
III.Chiến tranh lạnh.
- Hoàn cảnh ra đời: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô đối đầu. Tháng 3/1947 Mĩ phát động chiến tranh lạnh.
- Âm mưu của Mỹ: Thực hiện “chiến lược toàn cầu”, âm mưu thống trị thế giới.
- Biểu hiện của chiến tranh lạnh: Chạy đua vũ trang , thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc , tiến hành chiến tranh xâm lược.
- Hậu quả:
- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Lãng phí tài sản, của cải vào chạy đua vũ trang.
- Rất nhiều người phải chung sống với dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai, mù chữ…
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh
Tháng 12-1989 TT Bu sơ(cha) và Gooc -ba -chop tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”
=>Quan hệ quốc tế chuyển sang thời kì mới
- Xu hướngsau:
- Hòa hoãn và hòa dịu giữa các nước.
- Hình thành trật tự thế giới mới đa cực , nhiều trung tâm.
- Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm .
- Nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự ,nội chiến,đe dọa hòa bình ở nhiều khu vực.
- Xu thế chung: hòa bình ổn định hợp tác phát triển kinh tế -> vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 45 sgk Lịch sử 9
Hội nghị I –an –ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
Trang 46 sgk Lịch sử 9
Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì? Em hãy nêu những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?
Trang 46 sgk Lịch sử 9
Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh” và hậu quả của nó?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 47 sgk Lịch sử 9
Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
Câu 2: Trang 47 sgk Lịch sử 9
Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?
=> Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Xem thêm bài viết khác
- Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Giải bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì đáng chú ý?
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
- Trình bày những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên?
- Trình bày ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế văn hóa trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)?
- Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)
- Tại sao Nhật phải tiến hành đảo chính Pháp?
- Hội nghị I –an –ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
- Hãy nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến tới.