Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 10)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 10). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Trong cấu trúc của phân tử ADN, liên kết hiđrô được hình thành giữa các nuclêôtit là
- A. A — T và T — X.
- B. G — X và A — U,
- C. X —A và T — G
- D. A — T và G — X.
Câu 2: Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra trong tế bảo ở
- A. nhân
- B. ti thể.
- C. lạp thể.
- D. tế bào chất.
Câu 3: Ở thực vật, công nghệ tế bào có ứng dụng trong những mục đích nào sau đây?
(1) Nhân giống nhanh chóng cây trồng.
(2) Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
(3) Tạo cây trồng sạch bệnh và tạo giống mới.
(4) Tạo cây trồng có chất lượng tốt.
(5) Phát triển nghề làm vườn.
- A.(1), (2) và (3).
- B. (3). (4) và (5).
- C. (1), (3) và (4).
- D. (2). (3) và (5).
Câu 4: Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện
- A. khác nhau về cùng một đặc điểm nào đó.
- B. khác nhau về 2 tính trạng khác nhau.
- C. trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.
- D. trái ngược nhau của hai loại tính trạng.
Câu 5: NST có hình dạng và kích thước đặc trưng tại
- A. kì đầu của nguyên phân.
- B. kì giữa của phân bào.
- C. kì sau của phân bào.
- D. kì cuối của giảm phân.
Câu 6: Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là
- A. các tính trạng khi phân li làm thành một nhóm tính trạng liên kết,
- B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau,
- C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng năm trên l cặp NST,
- D. Tất cả các gen nằm trên cùng một NST phải luôn di truyền cùng nhau.
Câu 7: Tế bào của người bị bệnh Đao có
- A. 3 NST 21.
- B. 3 NST 23.
- C. 1 NST 21.
- D. 1 NST 24.
Câu 8: Những loài cây thường sống ở nơi quang đãng thuộc nhóm cây
- A. ưa sáng.
- B. ưa bóng.
- C. ưa khô.
- D. ưa ẩm.
Câu 9: Khi nói đến ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật, phát biểu nào sau đây đúng nhất?
- A. Ánh sáng ảnh hướng đến khả năng kiếm mồi và sinh sản của động vật.
- B. Ánh sáng làm thay đối khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh con của động vật.
- C. Ánh sáng làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của động vật.
- D. Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Câu 10: Nguyên nhân gây thoái hoá giống cây trồng là do
- A. lai xa giữa những loài có quan hệ họ hàng gần với nhau và kèm thêm đa bội hoá.
- B. môi trường sống bị ô nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.
- C. tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ ở những loài giao phần.
- D. giao phần tự do qua nhiều thế hệ ở những loài tự thụ phân nghiêm ngặt.
Câu 11: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là
- A. phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu.
- B. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
- C. cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt.
- D. săn bắn nhiều loài động vật làm giảm đa dạng sinh học.
Câu 12: Những phát biểu nào sau đây đúng về quá trình đồng hoá?
(1) Tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng từ những chất đơn giản.
(2) Là quá trình tích luỹ năng lượng trong các hợp chất hữu cơ.
(3) Phân giải các chất hữu cơ đặc trưng thành các chất vô cơ đơn giản.
(4) Là quá trình giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
- A. (1) và (2).
- B. (2) và (3).
- C. (3) và (4).
- D. (1) và (4).
Câu 13: Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là
- A. điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.
- B. điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan.
- C. điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng.
- D. điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt.
Câu 14: Biện pháp tránh thai nào sau đây làm cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh?
- A. Thắt ông dẫn tinh.
- B. Đặt vòng tránh thai.
- C. Cây que tránh thai.
- D. Sử dụng bao cao su.
Câu 15: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 đồng tính vì:
- A. tính trạng trội át tính trạng lặn.
- B. gen trội át hoàn toàn gen lặn.
- C. gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
- D. tính trạng lặn không lặn hoàn toàn.
Câu 16: Khi so sánh điểm khác nhau giữa ADN và ARN, điều nào sau đây không đúng?
- A. Số mạch đơn của một phân tử.
- B. Kích thước và số lượng đơn phân tham gia.
- C. Chức năng của mỗi phân tử.
- D. Loại đơn phân tham gia cầu trúc phân tử.
Câu 17: Phân tử prôtêin có tính đa dạng do những đặc điểm nào sau đây?
(1) Số lượng, thành phần axit amin trong phân tử.
(2) Có 20 loại axit amin trong phân tử.
(3) Trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử.
(4) Cấu trúc đa phân.
- A. (1) và (2).
- B. (3) và (4).
- C. (1) và (3).
- D. (2) và (4).
Câu 18: Khi nói về ý nghĩa của tỉ lệ giới tính, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tỉ lệ giới tính biểu hiện số lượng cá thể của quần thể.
- B. Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
- C. Tỉ lệ giới tính biểu hiện sự sinh trưởng và sinh sản của quần thể
- D. Tỉ lệ giới tính cho thấy khả năng cạnh tranh về con cái trong quần thể
Câu 19: Quần xã sinh vật có những đặc điểm điển hình về
- A. các nhóm tuổi và số lượng các loài trong quần xã.
- B. thành phần loài và sức sinh sản của các loài.
- C. mật độ của mỗi quần thể và số lượng các loài.
- D. số lượng và thành phần loài trong quần xã.
Câu 20: Ở người, tế bào có 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân 2 có số lượng NST là
- A. 23 NST đơn.
- B. 23 crômatit.
- C. 46 NST kép.
- D. 46 NST đơn.
Câu 21: Những trẻ đồng sinh cùng trứng cùng có những đặc điểm nào sau đây?
(1) Có cùng giới tính.
(2) Có cùng kiểu gen.
(3) Có cùng cân nặng.
(4) Có cùng sở thích.
- A. (1) và (2).
- B. (1) và (3).
- C. (2) và (4).
- D. (3) và (4).
Câu 22: Quy trình nhân bản vô tính ở động vật gồm các bước như sau:
(1) Chuyển nhân vào trong tế bào trứng trước đó đã bị loại bỏ nhân.
(2) Tách nhân còn nguyên vẹn ra khỏi tế bào của con vật cần nhân bản
(3) Chuyển phôi đang phát triển vào tử cung của con vật cái cho phát triên và sinh sản theo cách thông thường.
(4) Nuôi cây tế bào trứng đã được chuyển nhân cho phát triển thành phôi sớm trong ống nghiệm.
Trật tự đúng của quy trình là:
- A. 1 -> 2 -> 3 -> 4
- B. 1 -> 4 ->2 -> 3
- C. 2 -> 1 -> 4 -> 3
- D. 2 -> 3 -> 1 -> 4
Câu 23: Sự khác nhau căn bản nhất giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch là:
- A. Quan hệ hỗ trợ là quan hệ giữa các sinh vật cùng loài, quan hệ đối địch là quan hệ khác loài.
- B. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác; quan hệ đối địch bao gồm: cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác.
- C. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho cả hai bên; trong quan hệ đối địch, một bên có lợi, một bên có hại.
- D. Quan hệ hỗ trợ giúp sinh vật chống được các điều kiện bất lợi của môi trường; quan hệ đối địch kìm hãm sự phát triển của cả hai bên.
Câu 24: Những chỉ số nào sau đây thể hiện độ phong phú về số lượng các loài trong quần xã?
(1) Độ đa dạng
(2) Độ tập trung
(3) Độ nhiều
(4) Độ thường gặp
- A.(1),(2) và (3).
- B. (2), (3) và (4).
- C.(1),(2) và (4).
- D.(1), (3) và (4).
Câu 25: Ở người, giả sử gen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với gen a quy định tóc thẳng. Một cặp vợ chồng tóc xoăn, sinh đứa con đầu lòng tóc thẳng. Kiểu gen của cặp vợ chồng đó là
- A. Aa x aa.
- B. Aa x Aa.
- C. AA x AA.
- D.AA x Aa.
Câu 26: Cây thông mọc nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây mọc xen nhau trong rừng vì
- A. có nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm và không khí.
- B. ánh sáng chiếu đến cây chỉ tập trung ở phần ngọn.
- C. ánh sáng chiếu được đến cây tất cả các bộ phận, các phía của cây.
- D. không bị các cây khác cạnh tranh vê thức ăn, nước và chất dinh dưỡng.
Câu 27: Trong chuỗi thức ăn: cây gỗ —› sâu ăn lá cây — bọ ngựa —› rắn, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
- A. sâu ăn lá cây.
- B. bọ ngựa...
- C. rắn..
- D. cây gỗ.
Câu 28: Bệnh nào sau đây có thể gây ra nhiều biện chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch?
- A. Bệnh nước ăn chân.
- B. Bệnh tay chân miệng.
- C. Bệnh thấp khớp.
- D. Bệnh á sừng.
Câu 29: Khác với tháp dân số già, tháp dân số trẻ có
- A. tỉ lệ tăng trưởng dân số cao.
- B. mật độ dân số tăng cao.
- C. tỉ lệ trẻ sơ sinh đông.
- D. tỉ lệ tử vong thấp.
Câu 30: Khi nói về những tác động bất lợi đối với môi trường do nền công nghiệp phát triển đã gây ra, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đô thị hoá lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên, đất trồng trọt.
(2) Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt.
(3) Công nghiệp khai khoáng tàn phá nhiều diện tích rừng.
(4) Khí thải và hoá chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
- A. (1), (2) và (3).
- B. (2),(3) và (4).
- C. (1), (2) và (4).
- D. (1), (3) và (4).
Câu 31: Thành phần của nước tiểu đầu khác so với máu là nước tiểu đầu không chứa
- A. chất dinh dưỡng và các tế bào máu.
- B. các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết.
- C. các ion khoáng và các chất dinh dưỡng.
- D. các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn.
Câu 32: Nhóm gồm hai loại hoocmôn có tác dụng sinh lí trái ngược nhau là
- A. insulin và canxifônin.
- B. ôxitôxin và tirôxin.
- C. insulin và glucagôn.
- D. insulin và tirôxin.
Câu 33: Ở thỏ, tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho thỏ lông ngắn không thuần chủng lai với thỏ lông dài, F1 cho tỉ lệ kiểu hình là:
- A. 100% lông ngắn.
- B. 100% lông dài.
- C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
- D. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
Câu 34: Sán lá sống trong môi trường nào sau đây?
- A. Môi trường đất.
- B. Môi trường nước.
- C. Môi trường không khí.
- D. Môi trường sinh vật.
Câu 35: Chất độc có nhiều trong khói thuộc lá là
- A. hêrôn
- B. côcan
- C. moocphin.
- D. nicôtin.
Câu 36: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Khi cho lai cây hạt vàng, nhăn với tính trạng hạt vàng không thuần chủng với cây hạt xanh, nhăn. Kêt quả F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là:
- A. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh trơn : 1 xanh, nhăn.
- B. 100% vàng, nhăn.
- C. 3 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn.
- D. 1 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn.
Câu 37: Loại đột biến NST nào sau đây làm tăng kích thước tế bào?
- A. Đột biến lặp đoạn.
- B. Đột biến đa bội.
- C. Đột biến dị bội.
- D. Đột biến mật đoạn.
Câu 38: Người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao quá mức. Trong cơ thể của những người này bị thiếu hoặc không có
- A. enzim phân giải đường.
- B. hoocmôn thyroid.
- C. hoocmôn Insulin.
- D. hoocmôn tirozin.
Câu 39: Một gen có 150 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại A ít hơn loại không bổ sung là 300 nuclêôtit. Những phát biểu nào dưới đây về gen là đúng?
(1) Tổng số nuclêôtit của gen là 3000.
(2) Khối lượng của gen là 9.10°đvC.
(3) Số nuclêôtit loại A của gen 900.
(4) Chiều dài của gen là 5100
- A. (1),(2).3).
- B. (2),G), (4).
- C. (1),(3),(4).
- D. (1),(2).(4).
Câu 40: Những biện pháp nào sau đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?
(1) Ăn nhiều rau xanh.
(2) Hạn chế thức ăn chứa nhiêu tinh bột và prôtêin.
(3) Uống nhiều nước.
(4) Uống nhiều nước gừng.
- A. (2), (3). (4).
- B. (1), (3), (4)
- C. (1), (2), (4).
- D. (1), (2), (3)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 25: Thường biến
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 7: Bài tập chương 1
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 32: Công nghệ gen
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 12: Cơ chế xác định giới tính
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 49: Quần xã sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người