Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 7)

12 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 7). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng trong

  • A. hợp tử, tế bào sinh dưỡng, giao tử.
  • B. tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, giao tử.
  • C. tế bào sinh dục sơ khai, tê bào sinh dưỡng, hợp tử.
  • D. giao tử, tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 2: Ở đa số các loài, giới tính được xác định ở thời điểm nào sau đây?

  • A. Trước khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định.
  • B. Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định.
  • C. Trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử.
  • D. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định.

Câu 3: Nguyên liệu cung cập cho quá trình nhân đôi ADN là

  • A. các axit amin tự do trong tế bào.
  • B. các nulêôtit tự do trong tế bào.
  • C. các liên kết hiđrô.
  • D. các bazơ nitrơ trong tế bào.

Câu 4: Prôiêin không có chức năng nào sau đây?

  • A. Cấu trúc.
  • B. Xúc tác quá trình trao đổi chất.
  • C. Điều hoà quá trình trao đổi chất
  • D. Truyền đạt thông tin di truyền

Câu 5: Từ thế hệ F2 trở đi ưu thế lai giảm dần vì

  • A. xuất hiện nhiều kiểu gen đồng hợp trội.
  • B. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp lặn có hại tăng.
  • C. xuất hiện cả đồng hợp lẫn dị hợp.
  • D. tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng.

Câu 6: Tế bào của người bị bệnh Tơcnơ có

  • A. 3 NST 21
  • B. 3 NST 23
  • C. 1 NST 21
  • D. 1 NST 23

Câu 7: Nhân tố sinh thái là

  • A. những yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến sinh vật.
  • B. những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
  • C. các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường.
  • D. tất cả các yếu tố có trong môi trường sống của sinh vật.

Câu 8: Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng,cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng là biểu hiện cho hiện tượng

  • A. cây ưa bóng sống ở nơi quang đãng.
  • B. sinh vật thích nghi với môi trường.
  • C. sinh vật sống ở vùng nhiệt đới.
  • D. cây ưa ẩm sống ở vùng khô hạn.

Câu 9: Khi định nghĩa mật độ quần thể, phát biểu nào sau đây đúng:

  • A. Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
  • B. Mật độ quần thể là số lượng cá thể hay tổng khối lượng các cá thể của quần thể đó
  • C. Khi tính tổng số lượng cá thể của quần thể chia cho tổng diện tích phân bố sẽ được mật độ quần thể
  • D. Số lượng cá thể của quần thể trên 1 hoặc 1$m^{2}$ gọi là mật độ quần thể.

Câu 10: Quần xã sinh vật có những đặc điểm điển hình về?

  • A. các nhóm tuổi và số lượng các loài trong quần xã
  • B. thành phần loài và sức sinh sản của các loài
  • C. mật độ của mỗi quần thể và số lượng các loài
  • D. số lượng và thành phần loài trong quần xã

Câu 11: Săn bắt động vật hoang dã ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên,

  • A. làm mất nhiều loài sinh vật dẫn đến mắt cân bằng sinh thái.
  • B. gây cháy rừng dẫn đến ô nhiễm môi trường.
  • C. làm thay đổi đất và nước tầng mặt.
  • D. làm nhiều vùng đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

Câu 12: Trong ống tiêu hoá, quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở những bộ phận nào sau đây?

(1) khoang miệng (2) thực quản (3) dạ dày (4) ruột non (5) ruột già

  • A. 1.2.3
  • B. 1.3.5
  • C. 2.4.5
  • D. 1.3.4

Câu 13: Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là

  • A. bóng đái.
  • B. thận.
  • C. ông dẫn nước tiểu.
  • D. ống đái.

Câu 14: Hoocmôn có những vai trò nào sau đây?

(1) Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

(2) Xúc tác cho các phản ứng chuyền hoá vật chất bên trong cơ thể.

(3) Điều hoà các quá trình sinh lí

(4) Tiêu diệt các tác nhân gầy bệnh xâm nhập vào cơ thể

  • A. (2), (4).
  • B. (1), 2).
  • C. (1), 4).
  • D. (3), (4).

Câu 15: Nguyên nhân của hiện tượng trội không hoàn toàn là

  • A. do tính trội át không hoàn toàn tính lặn.
  • B. do gen lặn không lặn hoàn toàn.
  • C. do gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
  • D. do gen trội không át được gen lặn.

Câu 16: Ở người, tế bào lưỡng bội có 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có số lượng NST là

  • A. 23 NST kép.
  • B. 92 NST đơn.
  • C. 46 NST kép.
  • D. 46 NST đơn.

Câu 17: Bộ NST của thể tam bội được kí hiệu là:

  • A. 2n + 3
  • B. 3n
  • C. 2n + 1
  • D. 2n - 3

Câu 18: Trong quá trình tổng hợp ARN đã diễn ra các sự kiện dưới đây:

(1) Các nuclêôtit của mạch mã gốc liên kết với các nuclêôtit tự do để hình thành dần mạch ARN.

(2) Gen được tháo xoăn và tách dần 2 mạch đơn.

(3) ARN rời khỏi gen đi ra tế bào chất để thực hiện tổng hợp prôtêin.

Trật tự đúng của quá trình tông hợp ARN là:

  • A. 1-> 2 -> 3
  • B. 1 -> 3 -> 2
  • C. 2-> 1 -> 3
  • D. 2 -> 3 -> 1

Câu 19: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào sau đây:

(1) Nguyên tắc bồ sung: A liên kết với T và G liên kết với X.

(2) Nguyên tắc giữ lại một nửa: trong phân tử của ADN có 1 mạch cũ và 1 mạch mới

(3) Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới được tông hợp theo mạch khuôn của ADN mẹ

(4) Nguyên tắc bảo toàn: phân tử ADN con được giữ nguyên như ADN mẹ.

  • A. 1 và 2
  • B. 3 và 4
  • C. 1 và 3
  • D. 2 và 4

Câu 20: Kết quả thựC nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?

  • A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang alen kháC nhau.
  • B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.
  • C. Cá thể lai F1 cho 2 loại giao tử kháC nhau với tỉ lệ 3 : 1.
  • D. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1 : 1.

Câu 21: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

  • A. 100% thân cao, quả tròn.
  • B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.
  • C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.
  • D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 22: Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?

1. P: bố hồng cầu hình liềm nhẹ x mẹ bình thường → F: 1 hồng cầu hình liềm nhẹ : 1 bình thường.

2. P: thân cao x thân thấp → F: 50% thân cao : 50% thân thấp.

3. P: mắt trắng x mắt đỏ → F: 25% mắt trắng : 75% mắt đỏ

  • A. 1, 2.
  • B. 1, 3.
  • C. 2, 3.
  • D. 1, 2, 3.

Câu 23: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

  • A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
  • B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).
  • C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
  • D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).

Câu 24: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:

  • A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
  • B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
  • C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
  • D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

Câu 25: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì :

  • A. Bằng nhau
  • B. Bằng 2 lần
  • C. Bằng 4 lần
  • D. Giảm một nửa

Câu 26: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:

  • A. Làm tăng biến dị tổ hợp.
  • B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.
  • C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.
  • D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình.

Câu 27: Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:

  • A. Cấu trúc bậc 1
  • B. Cấu trúc bậc 1 và 2
  • C. Cấu trúc bậc 2 và 3
  • D. Cấu trúc bậc 3 và 4

Câu 28: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?

  • A. Tự sao ADN
  • B. Tái bản ADN
  • C. Sao chép ADN
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 29: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:

  • A. Chỉ có NST giới tính
  • B. Chỉ có ở các NST thường
  • C. Cả ở NST thường và NST giới tính
  • D. Không tìm thấy thể dị bội ở người

Câu 30: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

  • A. Phá vỡ cấu trúc NST
  • B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
  • C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 31: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

  • A. tính chất của nước ối.
  • B. tế bào tử cung của người mẹ.
  • C. tế bào phôi bong ra trong nước ối.
  • D. nhóm máu của thai nhi.

Câu 32: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là

  • A. cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo
  • B. cá voi, cá heo, mèo, chính bồ câu
  • C. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
  • D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ

Câu 33: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là:

  • A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa
  • B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử
  • C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử
  • D. Hôn nhân, giới tính, mật độ

Câu 34: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ

  • A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
  • B. dinh dưỡng
  • C. động vật ăn thịt và con mồi
  • D. giữa thực vật với động vật

Câu 35: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là

  • A. Bảo vệ các loài sinh vật
  • B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
  • C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
  • D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng

Câu 36: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là:

  • A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
  • B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
  • C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể
  • D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn

Câu 37: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  • A. Dạng ổn định
  • B. Dạng phát triển
  • C. Dạng giảm sút
  • D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển

Câu 38: Giao phối cận huyết là:

  • A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
  • B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
  • C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau
  • D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng

Câu 39: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là:

  • A. Giao phối xảy ra ở thực vật
  • B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật
  • C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
  • D. Lai giữa dòng thuần chủng khác nhau

Câu 40: Nội dung giả thuyết siêu trội giải thích hiện tượng ưu thế lai:

  • A. cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng 1 lôcus
  • B. các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn alen lặn ,tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai
  • C. trong thể dị hợp,alen trội át chế sự biểu hiện của alen lặn có hại không cho các alen này biểu hiện
  • D. cơ thể lai nhận được nhiều đặc tính tốt của cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội