Trắc nghiệm sinh học 9 bài 35: Ưu thế lai
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 35: Ưu thế lai. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng:
A.Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ
B. Con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ
- C. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ
D.Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ
Câu 2: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ?
A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ
- B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F, sau đó giảm dần qua các thế hệ
C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F, sau đó giảm dần qua các thế hệ
D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ Fb, sau đó tăng dần qua các thế hệ
Câu 3: Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện
B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu
- C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu
D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu
Câu 4: Nội dung giả thuyết siêu trội giải thích hiện tượng ưu thế lai:
- A. cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng 1 lôcus
B. các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn alen lặn ,tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai
C. trong thể dị hợp,alen trội át chế sự biểu hiện của alen lặn có hại không cho các alen này biểu hiện
D. cơ thể lai nhận được nhiều đặc tính tốt của cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ
Câu 5: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:
A. Lai khác dòng
B. Lai kinh tế
C. Lai phân tích
- D. Tạo ra các dòng thuần chủng
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
- A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
- B. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
- C. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp không phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.
- D. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.
Câu 7: Câu nào dưới đây giải thích ưu thế lai là đúng?
- A. Lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
- B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý sẽ luôn cho ưu thế lai cao.
- C. Chỉ có 1 số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
- D. Không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về KH.
Câu 8: Trong quần thể,ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ vì:
- A. tỉ lệ dị hợp giảm,tỉ lệ đồng hợp tăng
B. tỉ lệ đồng hợp giảm,tỉ lệ dị hợp tăng
C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp nhanh
D. tần số đột biến có xu hướng tăng
Câu 9: Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
- Ở con lai, ưu thế lai cao hay thấp không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
- Khi lai giữa 2 cá thể thuộc cùng 1 dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
- Khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không co ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
- Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
A. 1
B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
- Để tạo ra những con lai có kiểu gen đồng nhất người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến.
- Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng vào mục đích kinh tế.
- Khi lai giữa các dòng tế bào xoma thuộc cùng 1 loài sẽ tạo ra các thể song nhị bội.
A. 1
- B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích
A. phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
- C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ
Câu 12: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi lai giữa 2 cá thể thuộc cùng 1 dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.
B. Khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.
- C. Khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
D. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
Câu 13: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen dị hợp tử có trong kiểu gen của con lai.
B. Ưu thế lai biểu hiện cá nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.
- C. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
D. Ưu thế lai được ứng dụng trong phép lai kinh tế.
Câu 14: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?
A. Cho con lai F lai hữu tính với nhau
- B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép,...
C. Lai kinh tế giữa hai dòng thuần chủng khác nhau
D. Cho F lai với P
Câu 15: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực có nhiều tính trạng tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?
A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt
- C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống
D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 25: Thường biến
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 10: Giảm phân
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 9: Nguyên nhân
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 3: ADN và gen (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P2)