Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?

130 lượt xem

d) Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?

Bài làm:

Khi con người đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.”

Khi ‘thình lình”, đột ngột “đèn điện tắt” là lúc ánh sáng hiện đại, nhân tạo mất đi. Con người ‘vội bật tung cửa sổ” theo bản năng, như một thói quen. Và trong khoảnh khắc từ bóng tối bước ra ánh sáng, con người đã không khỏi ngỡ ngàng khi gặp lại, đối diện với vầng trăng tròn khi xưa. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ, đột ngột ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

Con người lặng lẽ đối diện với vằng trăng trong tư thế có phần thành kính:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng. ”

Đối diện với ánh trăng là sự đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Dù con người đã đổi thay thì vầng trăng vẫn “tròn vành vạnh”. “Ánh trăng im phăng phắc” như một lời nhắc nhở, trách cứ đầy nghiêm khắc khiến con người bừng tỉnh và “giật mình” nhận ra sự thay đổi bạc bẽo của mình. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự đấu tranh với chính mình để sống tốt đẹp hơn.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội