Đoạn văn sau đây nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"?
c) Đoạn văn sau đây nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ...". Nguyễn Trãi không phài là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa "mối hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
Bài làm:
Cả hai luận điểm nêu trên đều chưa thực sự phù hợp. Ta có thể thay đổi thành luận điểm : “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.
Lựa chọn như vậy vì hai luận điểm mà đề bài đưa ra đều không khái quát, thâu tóm được vấn đề chính mà đoạn văn nói đến.
Xem thêm bài viết khác
- Nhắc lại những kiểu hành động nói thường gặp.
- Cho những thông tin sau: Trong giờ thực hành môn hóa học, ...
- Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn học nước ngoài đã được học trong chương trình.
- Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:
- Đóng vai con hổ trong bài thơ nhớ rừng và thuật lại tâm trạng tiếc nuối quá khứ.
- c) Ngoài mục đích để hỏi, câu nghi vấn có thể được dùng với mục đích nào khác? ...
- Em đã được học bài thơ nào của Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc? Hãy đọc và nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác trong bài thơ đó.
- Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi:
- Lớp kịch gồm mấy cảnh? Hãy tóm tắt nội dung của từng cảnh.
- Soạn văn 8 VNEN bài 22: Hịch tướng sĩ
- Phát hiện và sửa các câu mắc lỗi lô – gic trong đoạn văn sau :
- Soạn văn 8 VNEN bài 23: Nước Đại Việt ta