Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và trả lời các câu hỏi:
3. Tìm hiểu về lượt lời trong hội thoại
a) Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và trả lời các câu hỏi:
Những sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của hai đứa trẻ ngây thơ vô tình lộ ra từ nãy đến giờ, hình như đều là những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột chị Dậu. Càng nhìn chúng nó, chị càng nước mắt ngắn dài.
Ngạc nhiên, cái Tí thỏ thẻ giục mẹ:
- U ăn khoai đi, để lấy sữa cho em nó bú. Từ sáng đến giờ, u chưa ăn gì, đói quá chịu làm sao được
Chị Dậu vẫn cứ rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau.
Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ:
- Này u ăn đi! Để mãi! U có ăn thì con mới ăn. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.
Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng.
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa. U cứ ăn đi, cứ ăn hết bát khoai ấy đi! Nếu u không ăn, lấy đâu ra sữa cho em nó bú?
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị Thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
Thằng Dần cũng khóc tru tréo, bỏ luôn rổ khoai đứng dậy, ngoay ngoảy lắc cái mông đít, nó nhắc lại câu nói sáng ngày:
- Em không! Nào! Em không cho bán chị Tí! Nào! Có bán thì bán cái Tỉu này này!
Chị Dậu thổn thổn, thức thức, không nói thêm được câu gì. Bộ mặt sầu thảm dần ngả xuống, đối thẳng với mặt con bé đang bú.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
(1) Trong cuộc trò chuyện trên, mỗi nhân vật nói mấy lượt lời?
(2) Những lần nào lẽ ra chị Dậu phải nói nhưng chị đã không nói? Sự im lặng của chị thể hiện điều gì?
(3) Nhận xét về số lượng lượt lời giữa các nhân vật (ai nói nhiều, ai nói ít, điều đó cho thấy đặc điểm gì về tính cách, tâm trạng của các nhân vật)?
Bài làm:
(1) Trong cuộc trò chuyện trên, nhân vật cái Tí nói 6 lượt lời, chị Dậu nói 3 lượt vời và thằng Dần nói 1 lượt.
(2) Ở hai lượt lời đầu tiên của cái Tí, lẽ ra chị Dậu phải nói nhưng chị đã im lặng.
Sự im lặng của chị thể hiện tâm trạng đau đớn, nghẹn ngào vì nghĩ đến chuyện sẽ phải bán con đi.
(3) Ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ (nói nhiều), khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.
Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng sau đó để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.
Xem thêm bài viết khác
- Các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta gắn liền với những sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
- Xác định nội dung chính của các phần trong văn bản:
- Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.
- Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:
- Tạo lập một đoạn hội thoại khoảng 5 – 6 lượt lời nói về “sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”
- Nội dung nào sau đây đúng với văn bản thông báo?
- Soạn văn 8 VNEN bài 23: Nước Đại Việt ta
- Ghi lại một đoạn hội thoại ngắn (khoảng 3- 4 hành động nói) giữa một người bán hàng và một người mua hàng.
- Vận dụng những kiến thức về từ Hán Việt, em hãy giải thích nghĩa của từ tường trình.
- Đọc hiểu hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu:
- Lựa chọn một trong những luận điểm ở bài tập 5 để triển khai thành một đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp.
- Nhắc lại những kiểu hành động nói thường gặp.