Đọc các đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.
3. Luyện tập về phép phân tích và tổng hợp
a) Đọc các đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.
1. Trong các đoạn văn dưới đây, những phép lập luận nào đã được sử dụng?
(1) Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài […] không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài “Thu điếu” ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3, 4:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
đối với:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá: vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí.
(Toàn tập Xuân Diệu, tập 6)
(2) Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói đến một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thạnh đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ)
Bài làm:
Trong đoạn trích (1), tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích. Cách vận dụng: Tác giả Xuân Diệu đã đưa ra một luận điểm là lời đánh giá về giá trị của một bài thơ “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác…không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại”. Sau đó nhà thơ triển khai những lập luận của mình để chứng tỏ cái hay của bài Thu điếu trên các phương diện: “các điệu xanh” – “những cử động” – “vần thơ”. Mỗi điều hay khi phân tích đều được minh họa bằng các dẫn chứng cụ thể.
Trong đoạn trích (2), tác giả sử dụng phép lập luận phân tích, có đan xen kết hợp với tổng hợp. Tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích để trình bày các nguyên nhân khách quan của thành đạt, phân tích các nguyên nhân ấy rồi đều hướng tới bác bỏ những yếu tố khách quan. Câu “Rút cuộc…” là biểu hiện của phép lập luận tổng hợp.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm khởi ngữ trong câu sau viết lại thành câu không có khởi ngữ.
- Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây:
- c) Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những chuyển biến của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu.
- Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau: Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ.
- Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau ?
- Tìm đọc một số văn bản nói về tính cách và phẩm chất con người Việt Nam.
- Sưu tầm hai truyện cười dân gian có sử dụng hàm ý.
- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
- Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ.
- Đọc một số câu thơ/ lời bài hát viết về mùa xuân mà em yêu thích. Lí giải vì sao em yêu thích các câu thơ/ lời bài hát đó.
- Qua truyện Bến quê, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra ?