Nêu cách hiểu của em về hai dòng thơ cuối bài: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.
d) Nêu cách hiểu của em về hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Bài làm:
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Nhưng câu thơ không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải. Vẻ điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét hay chính là sự từng trải, điềm tĩnh của con người khi bước vào độ tuổi sang thu của đời người. Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ sâu sắc: con người khi đã đứng tuổi, từng trải thì càng vững vàng hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố của cuộc đời.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc nhiều lần bài thơ và nêu cảm xúc bao trùm của tác giả.
- Hãy nêu cách miêu tả của nhà khoa học Buy – phông về loài cừu và loài chó sói theo mẫu sau:
- Sưu tầm hai truyện cười dân gian có sử dụng hàm ý.
- Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
- Hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây là gì?
- Đọc một số câu thơ/ lời bài hát viết về mùa xuân mà em yêu thích. Lí giải vì sao em yêu thích các câu thơ/ lời bài hát đó.
- Đọc các đoạn trích sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào.
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bài học mà mình rút ra được sau khi học văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang. Trong đoạn văn có sử dụng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.
- Vì sao nói bài thơ có nhiều nét đồng điệu, gần gũi với dân ca?
- Đọc kĩ hai khổ 4, 5 và cho biết:
- Hãy biến đổi các câu sau đây thành câu bị động.
- Hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” cho em cảm nhận và suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống?