Nêu diễn biến tâm trạng của Phi - líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi - mông; trên đường đưa Xi - mông về nhà; khi gặp chị Blăng - sốt; lúc đối đáp với Xi - mông.
d) Nêu diễn biến tâm trạng của Phi - líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi - mông; trên đường đưa Xi - mông về nhà; khi gặp chị Blăng - sốt; lúc đối đáp với Xi - mông.
Bài làm:
Diễn biến tâm lí của nhân vật Phi - líp qua các đoạn:
Là người nhân hậu, vị tha nên gặp khi Xi-mông đang khóc, chú cảm nhận được nỗi thống khổ của Xi - mông liền đến hỏi han. Biết được nỗi đau của em, chú đã động viên: “Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”
Đưa Xi-mông về nhà, chú nhận Xi - mông là con chị Blăng-sốt, người phụ nữ đã một lần lầm lỡ. Chú chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: “một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”. Nghĩa là chú định mượn tình thế này làm quen với chị để lợi dụng.
Khi gặp chị Blăng - sốt, Phi-lip biết ngay là mình đã sai lầm “hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình." Chú nhận ra chị là người tốt, sống đứng đắn nên không thể đùa giỡn với chị được.
Lúc đối đáp với Xi - mông, phần vì thương em, phần vì cảm mến chị Blăng - sốt, chú đã nhận lời làm bố của Xi - mông. Chú làm việc này xuất phát từ lòng nhân hậu, thương Xi-mông ban đầu xem đó như một chuyện đùa. Chứ không ngờ mình đã cho Xi-mông lòng tin vững chắc. Cuối cùng đó không phải chuyện đùa mà là chuyện thật. Chú đã bắt gặp hạnh phúc gia đình.
Tuy có lúc ý nghĩ thoáng qua không tốt nhưng căn bản, chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp nên cùng với các bác thợ rèn khác, chú đã được nhà văn miêu tả như những vị hiền thần, phúc thần đã giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau khổ của em và mang lại cho em hạnh phúc.
Xem thêm bài viết khác
- c) Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những chuyển biến của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu.
- Khởi ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Trước khởi ngữ thường có thêm những quan hệ từ nào?
- Tưởng tượng mình là nhân vật người con trong bài thơ Nói với con, hãy trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe những lời tâm sự của cha.
- Lấy bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan để minh hoạ các quy tắc về niêm luật của thơ Thất ngôn bát cú đường luật (vần, thanh bằng trắc trong từng câu; đối, niêm giữa các câu).
- Chỉ ra các lỗi về liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:
- Ghi lại vào vở tên các tác phẩm, tác giả, thể loại của các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học Việt Nam trung đại được học ...
- Sau khi đã nêu một số biểu hiện của " những quy tắc ngầm" về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để " chốt" lại vấn đề? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
- Em hãy nêu tên và tóm tắt nội dung cuốn sách mà em thích nhất.
- Tìm đọc thêm các bài thơ và các bài bình thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
- Luyện tập về biên bản
- Tìm hiểu một số thể loại văn học dân gian chưa được học trong chương trình ngữ văn THCS. Với mỗi thể loại, em hãy lấy một VD.
- Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ