Đọc đoạn đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi
Câu 2: trang 94 sgk ngữ văn 7 tập 2
Đọc đoạn đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi:
a) Va - ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?
b) Thực chất của lời hứa đó là gì? Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?
Bài làm:
a. Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b. Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức", tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: "giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa...". Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy pháp biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng,...) của truyện Sống chết mặc bay
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
- Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
- Nội dung chính bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trinh của kinh nghiệm
- Soạn văn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 4
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta:: Không thầy đố mày làm nên
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì
- Nội dung chính bài: Liệt kê