Nội dung chính bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Đặc điểm của văn bản nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật và đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Luận điểm, luận cứ và lập luận
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển. Nó chính là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật và đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
2. Ví dụ:
VD: Trong tác phẩm văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (bài 18) có:
Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
Hệ thống luận cứ:
- 1. Có thói quen tốt và thói quen xấu.
- 2. Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
- 3. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi. Thói quen này thành tệ nạn
Lập luận :
- Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
- Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
- Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
- Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng
- Nội dung chính bài Tục ngữ về con người và xã hội
- Nội dung chính bài: Ôn tập văn nghị luận
- Soạn văn 7 bài: Ôn tập phần Tập làm Văn
- Ngoài ra lại còn tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trọng sự phối hợp giữa lời kết với lời tái bút?
- Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy
- Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một bản báo cáo nào đó ( chỉ ra các nội dung, hình thức, phần mục được trình bày trong văn bản đó)
- Soạn văn 7 tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
- Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi)
- Tìm trạng ngữ,phân loại các trạng ngữ vừa tìm được. Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết