Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. Cho ví dụ cụ thể
Câu 2: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. Cho ví dụ cụ thể
Bài làm:
Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.
Khác nhau:
- Câu rút gọn
- Ví dụ: Cậu có đi học không? Không đi (Không đi là câu rút gọn)
- Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
- Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
- Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.
- Câu đặc biệt:
- Ví dụ: Nắng nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi (Lại nắng là câu đặc biệt)
- là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
- Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
- Không thể khôi phục lại được
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Tục ngữ về con người và xã hội
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Đọc truyện cười sau đây, Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán
- Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Nội dung chính bài: Rút gọn câu
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Quan Âm Thị Kính
- Soạn văn 7 tập 2 bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Soạn văn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?
- Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
- Nội dung chính bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt