Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta:: Không thầy đố mày làm nên
Câu 2: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Không thầy đố mày làm nên
Bài làm:
Nếu cha mẹ có công ơn sinh thành thì thầy cô chính là những người lái đò đưa chúng ta đến được bến bờ ước mơ. Thầy cô đã truyền ngọn lửa kiến thức và dạy ta bao điều hay lẽ phải. Vì vậy, ghi nhớ công lao dạy dỗ của thầy cô chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp mà nhân dân ta luôn đề cao. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làn nên” đã khẳng định vai trò to lớn của người thầy trong cuộc đời của mỗi học sinh. Đó cũng là lời nhắc nhở thế hệ con cháu phải uống nước nhớ nguồn, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
Câu tục ngữ giản dị, như một lời hàng ngày của cha ông nói con cháu nhưng có ý nghĩa lớn lao.”Làm nên” ở đây có nghĩa là nên người, biết những điều hay lẽ phải ở đời, biết đối nhân xử thế phù hợp, hiểu được tri thức và ứng dụng vào cuộc sống, làm nên sự nghiệp công danh của mình. Bởi lẽ thầy là người có kiến thức sâu rộng, biết cách truyền tải đến học sinh; thầy còn là chuẩn mực cho đạo đức và nhân cách cao đẹp và được cả xã hội coi trọng. Bên cạnh cha mẹ, thầy cô chính là những người sẽ theo sát từng học sinh để chỉ dạy và uốn nắn cả về tri thức và hình thành nhân cách trong mỗi con người. Vì vậy, nếu “không thầy” , không được dạy dỗ thì con người khó có thể đi đến thành công hoặc đến được thành công sẽ gặp không ít gian khó, vất vả.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có những người thầy người cô đáng kính. Là ngày đầu tiên bước vào lớp 1 rụt rè, cô đã nắm lấy bàn tay và động viên ta cần mạnh mẽ đi lên. Đó là người đã dạy dỗ ta từng nét chữ, phép tinh và khích lệ tinh thần mỗi học sinh khi gặp phải bài toán khó cần biết vượt khó vươn lên. Thầy cô còn dạy dỗ ta biết cư xử với ông bà, cha mẹ sao cho đúng mực. Chắc hẳn bạn sẽ không thể quên nụ cười hiền từ và những giọt mồ hôi thầy cô đã rơi trên bục giảng, bao vất vả ấy cũng chỉ vì muốn học trò ngày sau nên người. Thầy cô luôn bên cạnh ta, mừng vui với mỗi thành tích ta đạt được và luôn an ủi, động viên khi ta vấp ngã. Và rồi mỗi chuyến đò sang sông, thầy cô vẫn ở nơi đó ngóng trông từng bước đi của mỗi học trò. Công ơn trời bể ấy làm sao ta có thể đáp đền cho hết.
Chắc hẳn chúng ta chưa quên câu chuyện về cậu bé Mạc Đĩnh Chi trong lịch sử. Một cậu bé nhà nghèo, người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày cậu vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ. Các bạn được đến trường còn cậu vì nhà nghèo, nên chỉ dám đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Cảm động trước tinh thần hiếu học của cậu học trò nghèo, thầy đồ đã cho cậu vào lớp ngồi học. Để rồi sau này, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng tài cao, thi đỗ trạng nguyên. Như vậy, tài năng là khả năng trời phú cho mỗi chúng ta và chính thầy cô là người khơi dậy tài năng và giúp học trò thành đạt trên bước đường tương lai của mình.
Câu tục ngữ đề cao vai trò của người thầy, tuy nhiên chúng ta cần hiểu đúng rằng để đi đến thành công cần có sự nỗ lực học tập của mỗi người. Bởi dù thầy có truyền dạy chúng ta bao tri thức hay nhưng bản thân chúng ta ỉ lại vào thầy cô, không chịu cố gắng và tự học thì bao công lao của thầy cô cũng không còn tác dụng. Bên cạnh đó, “học thầy không tày học bạn”, học hỏi từ bạn bè, từ những người xung quanh và từ trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và vốn hiểu biết của mình hơn. Mỗi cành cây, ngọn cổ
Có ai đó từng nói, người thầy giống như ngọn nến sáng, luôn cháy hết mình để soi đường đi cho người khác. Câu tục ngữ trên đã răn dạy chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn dạy dỗ, bao vất vả hi sinh của thầy cô. Họ là người hướng dẫn tri thức, tự thân chúng ta cần nỗ lực để nắm lấy tri thức và vận dụng vào cuộc sống. Mỗi người cần tích cực học tập, nuôi dưỡng những ước mơ và hoài bão tốt đẹp cho mình, thầy cô sẽ chắp thêm đôi cánh rộng mở để chúng ta tự tin hơn khi bước vào cuộc sống.
Câu tục ngữ đã thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Câu tục ngữ đó nhắc nhở mỗi người cần nuôi dưỡng lòng biết ơn, kính trọng người thầy – những người đã dẫn dắt chúng ta đi đến thành công trong cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Lá lành đùm lá rách
- Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng
- Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
- Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì
- Soạn văn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn
- Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
- Chỉ ra những trường hợp tác trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nếu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành
- Nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó
- Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm giống nhau về hình thức. Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống